- PHÁ ĐẦU SANG 破头疮
Vết thương ngoài da lở loét, sắc đen, chảy nước, lâu liền miệng, lâu khỏi. Nguyên nhân phần nhiều do cơ thể vốn suy nhược, hoặc bệnh lâu làm cho Tỳ suy yếu, thấp tà nhân đó xâm nhập vào mà gây bệnh.
- PHÁ HUYẾT 破血
Phương pháp dùng những vị thuốc có tác dụng khử ứ tương đối mạnh như Đại hoàng, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Manh trùng... nhằm mục đích khử ứ.
- PHÁ THƯƠNG PHONG 破伤风
Có các triệu chứng đặc trưng như: Co giật, răng cắn chặt, miệng cười như mếu, uốn ván. Nặng thì kèm có khó thở. Do bì phu bị tổn thương gây nhiễm trùng, phong tà theo miệng vết thương xâm nhập vào gây nên. Còn gọi là Kim thương kính.
- PHÁ Ứ TIÊU TRƯNG 破瘀消症
Phép phá ứ tiêu trưng là phương pháp chữa ứ huyết tích khối ở trong bụng. Thường dùng các loại thuốc hoạt huyết khử ứ chung với các thuốc hành khí. Dùng để chữa do khí trệ huyết ứ kết thành hòn khối ở xoang bụng hoặc tử cung có khối u. Còn gọi là Tán ứ, Trục ứ, Thông ứ phá kết.
- PHÁCH 魄
Các cảm giác hoạt động về tinh thần, điều khiển các hành động của cơ thể.
- PHÁCH HÃN 魄汗
Tức mồ hôi, Phế tàng phách, mồ hôi ra được là nhờ Phế cho nên mới có tên gọi như thế.
- PHÁCH MÔN 魄门
Tức giang môn.
- PHÀM ÁC 泛恶
Còn gọi là ác tâm. Chỉ chứng bệnh do đàm trọc, thấp tà, thực trệ ứ đọng trong dạ dày mà gây bệnh.
- PHẠM BẢN 犯本
Trong thời gian điều trị, do không phân tích kỹ mối quan hệ giữa chánh tà, từ đó vận dụng phép khu tà không thỏa đáng mà làm tổn thương chánh khí, đặc biệt là chức năng của Tỳ Vị.
- PHẢN QUAN MẠCH 反关脉
Một vị trí mạch thuộc loại sinh lý khác thường. Vì sinh lý khác thường, động mạch quay từ xích bộ hướng lệch về phía huyệt Hợp cốc, cho nên ở thốn bộ không sờ thấy mạch đập. Còn gọi là Tà phi mạch.
- PHẠN HẬU PHỤC 饭后服
Uống thuốc sau khi ăn. Thường các bệnh ở vùng thượng tiêu, đa số sau khi ăn rồi mới cho uống thuốc.
- PHẢN TÁ 反佐
Phương hướng sử dụng thuốc. Bệnh vốn cần phải sử dụng thuốc ôn nhiệt, nhưng nếu cho uống thẳng thuốc ôn nhiệt, sẽ gây nên phản ứng. Trường hợp này, một cách là trong đơn thuốc ôn nhiệt kèm theo chút ít thuốc hàn lương (nhưng không phải là chủ yếu) để cho uống, bệnh sẽ không phản ứng. Một cách khác cũng dùng đơn thuốc ôn nhiệt, nhưng cho uống nguội, cũng nhằm để không gây ra phản ứng sau khi uống thuốc.
- PHẠN TIỄN PHỤC 饭前服
Uống thuốc trước khi ăn. Đối với các loại thuốc bổ nên uống trước khi ăn, như thuốc bổ dưỡng Can Thận...
- PHẢN THẦN ĐINH 反唇疔
Loại đinh nhọt mọc ở phía trên môi làm cho môi sưng vếu như cong lên. Nguyên nhân do nhiệt độc uất ở Tỳ kinh hoặc Vị hỏa bốc mạnh. Xem thêm mục Đinh sang.
- PHẢN TRỊ 反治
Phép phản trị. Khi bệnh tật xuất hiện giả tượng hoặc chứng đại hàn, đại nhiệt dùng phép chính trị mà bị đối kháng, không thích hợp, trường hợp này phải dùng phép phản trị. Thí dụ: bệnh thuộc loại chân hàn giả nhiệt, nếu đối chiếu phép chính trị dùng thuốc ôn nhiệt để chữa chân hàn thì có hiện tượng nôn ra thuốc, không phát huy được tác dụng, cần phải sử dụng phép phản trị. Tức là vẫn dùng thuốc ôn nhiệt, sau khi sắc thuốc xong, cho uống nguội, hoặc vốn là thuốc hàn lương, sau khi sắc xong, cho thêm chút ít thuốc ôn nhiệt để làm phản tá. Như vậy, khiến người bệnh uống được thuốc để đạt mục đích điều trị. Phép phản trị cũng gọi là phép tòng trị, tức là phương pháp thuận theo hiện tượng giả của bệnh tật, mà thực chất phép phản trị vẫn là phép chính trị.
- PHẢN VỊ 反胃
Chứng sau khi ăn xong thì nôn ra, chất nôn thường là thức ăn không tiêu, có mùi tanh hôi. Nguyên nhân do Tỳ Vị hư hàn, Mệnh môn hỏa suy.
- PHAO 脬
Tức Bàng quang. Cũng đọc là Phu.
- PHAO KHÍ BẤT CỐ 脬气不固
Một loại bệnh biến. Chứng Bàng quang khí hư, không ước thúc nước tiểu mà phát sanh bệnh. Thường thấy tiểu tiện nhỏ giọt không dứt, hoặc tiểu không cầm được, hoặc tiểu són.
- PHÁP Y 法医
Bộ môn y học chuyên về khám nhiệm tử thi trong các vụ án hình sự. Các tác phẩm về pháp y học trong y học cổ truyền có khá nhiều như Nghị ngạc tập (có từ năm 951), Đường âm ty sự (có từ năm 1213), Tẩy oan lục (có từ năm 1247)...
- PHÁT 发
➊ Chỉ tóc trên đầu, là tinh ba của Thận biểu lộ ra bên ngoài, nó phản ảnh độ thịnh suy của Thận khí. ➋ Chỉ ung nhọt mọc ở ngoài da. Bệnh ở giai đoan nghiêm trọng.
- PHÁT BẠCH 发白
Chỉ hiện tượng tóc bạc trắng. Nguyên nhân do Can Thận khuy tổn, âm huyết bất túc, tóc không được nuôi dưỡng mà gây ra.
- PHÁT BAN THƯƠNG HÀN 发斑伤寒
Chỉ bệnh thương hàn kèm có ban chẩn. Nếu thuộc dương chứng thì màu ban đỏ tươi, nặng thì đỏ bầm, kèm tức ngực, sốt cao, phiền táo bất an; Âm chứng thì chẩn mọc ẩn nốt nhỏ, màu đỏ nhợt, kèm có chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, hơi thở ngắn, đại tiện phân lỏng nhão, tiểu tiện trong dài...
- PHÁT BÀO 发泡
Đem loại thuốc có tác dụng kích ứng da, giã nát hoặc tán bột, đắp lên da. Sao cho vùng da tại chỗ có đắp thuốc phồng dộp lên, tạo nên nốt bỏng. Thí dụ: viêm amiđan cấp tính, lấy một con sâu đậu (ban miêu) nghiền thành bột, bỏ vào giữa một miếng cao nhỏ dán lên hai bên cổ (đau bên trái dán bên phải, đau bên phải dán bên trái) sau ba bốn giờ sẽ nổi nốt bỏng, lấy kim đã được sát trùng chọc thủng cho chảy nước vàng, sau dán cao tiêu độc. Chữa hoàng đản cấp tính, cũng có thể dùng cách trên, dán cao vào vùng hạ sườn bên phải. Các vị thuốc như Thiên nam tinh, Uy linh tiên, Tỏi... giã nát, vê như hạt đậu, đắp bên ngoài, cũng làm được nốt bỏng. Cần chú ý: các loại thuốc làm nốt bỏng, không được để dính vào mắt. Còn gọi là Khởi bào, Đề bào.
- PHÁT BÀO CỨU 发泡灸
Dùng mồi ngải cứu trực tiếp gây phồng da, hoặc dùng các dược liệu có tác dụng gây kích ứng da, tán bột, dán lên huyệt để cho vùng da cục bộ phồng dộp lên.
- PHÁT BIỂU BẤT VIỄN NHIỆT 发表不远热
Phương hướng điều trị. (viễn: kiêng kỵ, né tránh). Chứng phong hàn ở biểu phải dùng các thuốc tân ôn thì mới giải biểu tán hàn. Vì thế còn có tên gọi là “Phát biểu bất hồi tỵ nhiệt dược” (khi dùng thuốc giải biểu tán hàn, không nên né tránh các thuốc có tính nhiệt).
- PHÁT BOÁI 发背
Nhọt sống lưng. Mụn nhọt mọc ở bộ vị sống lưng, gọi chung là phát bối, thuộc Đốc mạch và kinh túc Thái dương Bàng quang. Do hỏa độc nung nấu thành bệnh, chia hai loại dương chứng và âm chứng. Dương chứng còn gọi là phát bối ung, hoặc bối ung. Âm chứng gọi là phát bối thư.
- PHÁT BOÁI THƯ 发背疽
Tức Phát bối
- PHÁT BOÁI UNG 发背痈
Tức Phát bối.
- PHÁT CHỈ 发指
Tức chứng Xà đầu đinh.
- PHÁT DI 发颐
Chứng cảm nhiễm gây mủ, phát sinh ở vùng quai hàm. Gần giống như viêm quai bị hóa mủ. Còn gọi là Hãn độc.
- PHÁT HÃN CẤM LỆ 发汗禁例
Những điều cấm khi dùng phép hãn. Những tình huống sau đây không được sử dụng phép hãn: Sốt không phải biểu chứng, cơ thể suy nhược, tân dịch kém, mất máu...
- PHÁT HÃN PHÁP 发汗法
Tức Hãn pháp.
- PHÁT HOÀNG 发黄
❶ Do hỏa thịnh, huyết táo hoặc bệnh lâu ngày làm tổn thương khí huyết phát sinh ra chứng vàng da ❷ Chứng vàng da. Do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến da dẻ khắp mình, củng mạc mắt đều có màu vàng. Tức là Hoàng đản.
- PHÁT KHÔ 发枯
Lông tóc khô, không nhuận mượt như lông tóc bình thường. Nguyên nhân do Thận hư huyết nhiệt, âm huyết không nhu dưỡng lông tóc mà gây ra.
- PHÁT LẠC 发落
Đầu tóc thưa rụng, khô, không ngứa. Nguyên nhân do Thận hư hoặc huyết hư, không nuôi dưỡng tóc mà gây ra. Thường gặp sau khi mắc các bệnh nặng, phụ nữ sau khi sanh hoặc do suy nhược.
- PHÁT NÃO 发脑
Nhọt mọc vùng sau gáy, vùng huyệt Ngọc chẩm, hoặc huyệt Phong trì.
- PHÁT NHIỆT 发热
Phát sốt là một triệu chứng thường gặp trên lâm sàng. Thường nhiệt độ của cơ thể là 370C, nếu từ 370C~ 390C là sốt nhẹ. Trên 390C là sốt cao. Nguyên nhân gây ra sốt có rất nhiều nhưng chủ yếu dựa trên hai loại là Ngoại cảm và Nội thương.
- PHÁT NHIỆT OÁ HÀN 发热恶寒
Sốt, sợ lạnh. Thường do ngoại cảm, do ôn bệnh hoặc cũng có thể thấy do nội thương, do làm lụng nhọc mệt mà gây sốt.
- PHÁT NHŨ 发乳
Tức Nhũ phát.
- PHÁT TẾ SANG 发际疮
Vùng chân tóc sau gáy nổi nhọt (viêm chân tóc). Lúc mới phát thấy nổi các mẩn to như hạt thóc, trên đỉnh trắng dưới chân đỏ, đau ngứa, sau khi mụn vỡ chảy mủ.
- PHÁT TRÌ 发迟
Trẻ sơ sinh không mọc tóc, hoặc có tóc nhưng tóc không phát triển, không mọc dài hoặc tóc thưa, màu tóc vàng hoe. Nguyên nhân do bẩm thụ bất túc, khí huyết không thăng lên trên đầu để nuôi dưỡng tóc.
- PHÁT VI HUYẾT CHI DƯ 发为血之余
Quan hệ mật thiết giữa đầu tóc và Can huyết. Đầu tóc nhờ có huyết nuôi dưỡng, cho nên mức độ sinh trưởng và phân bố của tóc phản ảnh tình trạng của khí huyết trong cơ thể. Cổ nhân cho rằng đầu tóc vốn là nguồn gốc từ huyết mà ra. Khi trẻ tuổi, khí huyết đầy đủ, đầu tóc xanh tốt mềm mại, khi tuổi già, Can huyết bất túc, Thận khí hư, đầu tóc trở nên trắng xóa dễ rụng. Cho nên mới nói tóc là bộ phận thừa của huyết.
- PHẠT 伐
➊ Công phạt. ➋ Thương hại.
- PHẠT CAN 伐肝
Tức Bồi thổ ức mộc. Phương pháp ức chế Can khí quá vượng. Can khí quá vượng mà phạm Tỳ, nên dùng phép chữa ức chế Can khí quá vượng. Phạt Can nói chung dùng các vị như Sài hồ, Thanh bì, Mộc hương, Phật thủ... thuộc loại sơ Can. Thuốc phạt Can nói chung thường dùng với thuốc ích Tỳ. Còn gọi là Ức Can.
- PHÂN LÝ 分理
➊ Lớp tấu lý liền với bì phu. ➋ Thớ thịt (của cơ nhục).
- PHÂN MIỄN 分娩
Quá trình mang thai đủ ngày tháng thì sanh nở.
- PHÂN NHỤC 分肉
➊ Cơ nhục. Cổ nhân gọi lớp ngoài cơ nhục là bạch nhục, lớp trong cơ nhục là xích nhục, trắng đỏ ở bộ phận cơ nhục có ranh giới rõ ràng gọi là phân nhục.
➋ Ranh giới thớ thịt ở trong da sát với xương. ➌ Tên huyệt, tức là huyệt Dương phụ, phía trên mắt cá chân ngoài 4 thốn, thuộc túc Thiếu dương Đởm kinh.
- PHÂN THÍCH 分刺
Một trong chín phép châm thích, châm trực tiếp vào rãnh (khe) thớ thịt [Linh khu - Quan châm].
- PHẤN LỰU 粉瘤
Tức Chi lựu.
- PHẤN THÍCH 粉刺
Mụn trứng cá. Trên da mặt nổi mẩn như hạt thóc, có khi thấy đầu đen, nặn ra thấy nước trắng như bột. Cũng có thể do nhiễm trùng thành mủ, hoặc đinh nhọt, bệnh thường phát ở trên mặt. Nguyên nhân phần nhiều do Phế vị có uất nhiệt hoặc do huyết nhiệt uất trệ mà thành. Cũng có khi do ăn quá nhiều chất béo bổ quá mà phát bệnh.
- PHẨN ĐỘC KHOÁI 粪毒块
Do đi chân đất ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ phu gây ra. Bệnh thường phát ở kẽ ngón chân. Chứng thấy ngứa ngáy ở chân, sau đó nổi mẩn đỏ có nước hoặc mủ, thường kèm sưng mắt cá. Còn gọi là bệnh giun móc ở da.
- PHÊ SƯƠNG TRÚNG ĐỘC 砒霜中毒
Do đột nhiên hít phải hoặc uống nhầm bột Thạch tín (Phê sương) mà gây ra ngộ độc cấp. Chứng thấy ho, đau ngực, khó thở hoặc đau bụng dữ dội, nôn ói, tiêu chảy, có thể xuất hiện dấu hiệu sốc rất nhanh.
- PHẾ 肺
Tạng Phế, một trong năm tạng. Công dụng chủ yếu của Phế là chủ về hô hấp, là cơ quan trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài, thở ra trọc khí, hít vào thanh khí, điều tiết việc trao đổi thủy dịch, đồng thời hỗ trợ tạng Tâm duy trì lượng máu tuần hoàn trong cơ thể. Cung cấp các vật chất cần thiết giúp duy trì hoạt động của các cơ quan tạng phủ trong cơ thể. Ngoài ra Phế cũng có quan hệ mật thiết với sức chống bệnh của cơ biểu.
- PHẾ ÂM 肺阴
Còn gọi là Phế tân. Chỉ chất tân dịch và huyết dịch nuôi dưỡng tạng Phế, giúp duy trì các chức năng tất yếu của Phế tạng.
- PHẾ ÂM HƯ 肺阴虚
Âm dịch của Phế bị suy tổn. Do Phế âm suy hư nên xuất hiện các chứng trạng: Ho khan, ít đàm, sốt cơn, ra mồ hôi trộm, gò má đỏ bừng, lòng bàn tay chân nóng, họng khô, khàn tiếng, chất lưỡi đỏ khô, mạch tế sác.
- PHẾ BẾ SUYỄN KHÁI 肺闭喘咳
Chứng bệnh do ngoại tà ủng tắc ở Phế, làm cho Phế khí không thông. Có triệu chứng: Phát sốt, thở gấp, ho. Nặng thì cánh mũi phập phồng, sắc mặt trắng xanh, môi miệng tím tái. Bệnh này thường gặp ở trẻ em (tương đương với bệnh phế quản phế viêm hoặc viêm phổi bội nhiễm). Bệnh này phát sinh có khi do phong hàn bó ở ngoài, có khi do phong ôn phạm Phế, cũng có khi do hỏa nhiệt bức bách Phế. Phong hàn bó ở ngoài thì sợ lạnh phát sốt, đau đầu, không mồ hôi mà khái thấu khí suyễn. Phong ôn phạm Phế thì hàn nhẹ nhiệt nặng hoặc không ố hàn, có mồ hôi, suyễn ho, sườn đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng. Hỏa nhiệt bức bách Phế có chứng sốt cao, tự ra mồ hôi, phiền khát, suyễn cấp, mạch hồng đại...
- PHẾ BỆNH 肺病
Một chứng trong ngũ tạng bệnh. Chỉ các chứng bệnh do Phế tạng phát sinh. Thường phân làm 2 loại Phế hư và Phế thực. Phế hư lại chia ra Phế âm hư và Phế khí hư.
- PHẾ CAM 肺疳
Một trong ngũ cam. Chứng cam kèm có uất nhiệt làm tổn thương Phế, xuất hiện các chứng ho, khí nghịch, hầu họng bất lợi, nhiều nhớt dãi, nóng lạnh.
- PHẾ CHỦ BÌ MAO 肺主皮毛
Tức Phế sinh bì mao.
- PHẾ CHỦ HÀNH THỦY 肺主行水
Chức năng của Phế. Phế có tác dụng điều tiết sự trao đổi thủy dịch của cơ thể. Cùng kết hợp với Tỳ, Thận để duy trì sự trao đổi thủy dịch được vận hành bình thường.
- PHẾ CHỦ KHÍ 肺主气
Là một trong những chức năng chính của Phế. Chức năng thông qua hô hấp tiến hành sự trao đổi khí trong cơ thể; mặt khác nhằm để chỉ khí có ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng sinh lý của các tạng phủ khác.
- PHẾÁ CHỦ NHẤT THÂN CHI BIỂU 肺主一身之表
Tức Phế sinh bì mao.
- PHẾ CHỦ TÚC GIÁNG 肺主肃降
Một trong những đặc điểm sinh lý của Phế. Phế khí nên thanh túc hạ giáng mới có thể duy trì cơ năng hoạt động bình thường. Trái lại sẽ xuất hiện các chứng suyễn khí, khái thấu hoặc tiểu tiện không lợi.
- PHẾ CHỦ THANH 肺主声
Chức năng của Phế. Tác dụng giữa thanh âm và Phế khí có liên quan. Đông y cho rằng thanh âm phát ra từ cơ thể, chủ yếu dựa vào các chức năng hoạt động của Phế. Sự khác thường của tiếng nói phần nhiều phụ thuộc vào các bệnh biến của Phế.
- PHẾ CHỦ THÔNG ÑIEÀU THỦY ĐẠO 肺主通调水道
Tức Phế chủ hành thủy.
- PHẾ CHỦ TRỊ TIEÁT 肺主治节
Phế có chức năng hỗ trợ tạng Tâm duy trì sự tuần hoàn huyết dịch. Chỉ có Phế và Tâm mới có chức năng phối hợp, mới duy trì được hoạt động của các cơ quan tạng phủ khác trong cơ thể.
- PHẾ GIẢN 肺痫
Một loại chứng Giản. ➊ Do gặp phải kinh sợ mà sanh ra. ➋ Chứng kinh phong ở trẻ em.
- PHẾ HỆ 肺系
➊ Khí quản (đầu cuống họng). ➋ Bộ vị liên hệ giữa Phế và hầu. ➌ Những khí quan phụ thuộc Phế như mũi, họng, khí quản, tạo thành đường hô hấp (gọi chung là Phế hệ).
- PHẾ HỎA 肺火
Chứng Phế nhiệt hỏa vượng. Có phân ra hai loại hư hỏa và thực hỏa. Thực hỏa thì ho dữ dội, ít đàm, tiếng ho mạnh hoặc khạc ra đàm vàng đặc, trong đàm lẫn máu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Hư hỏa phần nhiều thuộc âm hư, ho kéo dài, tiếng ho yếu, kèm theo sốt cơn, ra mồ hôi trộm, mạch tế sác.
- PHẾ HỢP BÌ MAO 肺合皮毛
Đông y cho rằng chức năng sinh lý của Phế có ảnh hưởng đến chức năng phòng ngự của cơ thể, đồng thời qua quá trình hô hấp cũng có ảnh hưởng đến việc điều tiết thân nhiệt của cơ thể thông qua tác dụng làm ra mồ hôi.
- PHẾ HỢP ĐẠI TRƯỜNG 肺合大肠
Mối quan hệ giữa Phế và Đại trường. Giữa Phế và Đại trường có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. “Phế với Đại trường cùng biểu lý” là thể hiện thông qua mối liên hệ kinh lạc giữa Phế với Đại trường về mặt phối hợp công năng sinh lý. Điều trị chứng bệnh Phế hoặc Đại trường, có thể thông qua ảnh hưởng của mối liên hệ tương hợp và cùng biểu lý này. Như Phế nhiệt sẽ gây ra táo bón, lúc này thường dùng phép thông Đại trường để thanh tiết Phế nhiệt.
- PHẾ HƯ 肺虚
Thường chỉ chứng Phế khí bất túc hoặc Phế âm hư. Xem Phế khí hư; Phế âm hư.
- PHẾÁ HƯ KHÁI THAÁU 肺虚咳嗽
Chứng ho do Phế âm bất túc. Thường thấy ho ít đàm hoặc trong đàm có lẫn máu, người gầy ốm, tâm phiền, mất ngủ, sốt về chiều, gò má đỏ. Cũng có khi do Phế khí hư, thấy ho, suyễn thở, tiếng ho thấp bé, dễ ra mồ hôi, mạch nhuyễn vô lực.
- PHẾ HƯ SUYỄN CẤP 肺虚喘急
Chứng ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày sinh Phế hư. Phế khí không túc giáng gây ra suyễn thở. Biểu hiện là suyễn, tiếng nói yếu sức, tiếng suyễn nhỏ yếu, tự ra mồ hôi, sợ gió.
- PHẾ KHAI KHIẾU VU TỴ 肺开窍于鼻
Mối quan hệ giữa Phế và mũi. “Khai khiếu ra mũi, chứa tinh ở Phế”. [Tố vấn - Kim quỹ chân ngôn luận]. “Phế khí thông lên mũi, Phế hòa thì mũi ngửi được thơm, thối”. [Linh khu - Mạch độ]. Phế chủ hô hấp, mũi là cửa ngõ ra vào của hô hấp, vì vậy mới nói khai khiếu ra mũi. Mũi muốn phát huy công năng bình thường, công năng thông khí và khứu giác, cần dựa vào sự điều hòa của Phế khí, và sự thông lợi của hô hấp.
- PHẾ KHÁI 肺咳
Chứng ho do Phế kinh có bệnh. Biểu hiện: ho, suyễn thở, nặng thì ho ra máu.
- PHẾ KHÍ 肺气
Các chức năng hoạt động của Phế, bao gồm sự hô hấp của khí.
- PHẾ KHÍ BẤT LỢI 肺气不利
Thường thấy ho, nghẹt mũi, tiểu tiện không thông, phù thũng. Do các chức năng chủ khí toàn thân và điều tiết sự trao đổi thủy dịch của Phế bị rối loạn.
- PHẾ Á KHÍ BẤT TÚC 肺气不足
Chức năng của Phế khí kém. Triệu chứng: hơi thở ngắn, tiếng nói nhỏ yếu, sắc mặt trắng nhợt, sợ gió, tự ra mồ hôi....
- PHẾ KHÍ BẤT TUYÊN 肺气不宣
Hiện tượng bệnh lý do cảm nhiễm phong hàn làm cho chức năng của Phế khí không tuyên thông. Triệu chứng: sợ lạnh, phát sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho...
- PHẾ KHÍ HƯ 肺气虚
Phần khí của Phế suy yếu. Biểu hiện: sắc mặt trắng nhợt, đoản hơi, thanh âm nhỏ yếu, sợ gió, tự ra mồ hôi.
- PHẾ KHÍ THÔNG VU TỴ 肺气通于鼻
Tức Phế khai khiếu ra mũi.
- PHẾ KHÍ THƯỢNG NGHỊCH 肺气上逆
Do bệnh tà nhập Phế làm ảnh hưởng chức năng túc giáng của Phế khí, khiến Phế khí nghịch lên trên. Chứng thấy ho khạc đàm, thở gấp, tức ngực.
- PHẾ KINH KHÁI THẤU 肺经咳嗽
Tức chứng Phế khái.
- PHẾ KỲ HOA TẠI MAO, KỲ SUNG TẠI BÌ 肺其华在毛,其充在皮
Mối quan hệ giữa Phế và da cùng lông tóc. Các trạng thái sinh lý của Phế được biểu lộ ra ngoài da và lông tóc. Thiên ‘Lục tiết tạng tượng luận’ (Tố vấn) ghi: “Tạng Phế..., vẻ tươi đẹp hiện ra ở lông tóc” (hoa: tươi đẹp bộc lộ ra ngoài). Do đó thông qua quan sát sự khô khan hay nhuận mượt của da và lông tóc, có thể phán đoán cơ năng của Phế thịnh hay suy.
- PHẾ LẠC TỔN THƯƠNG 肺络损伤
Tình trạng ho kéo dài hoặc cơn ho kịch liệt làm tổn thương đường lạc của Phế, dẫn đến ho ra máu, khạc ra máu. Thường gặp ở bệnh lao phổi, giãn phế quản.
- PHẾ LAO 肺劳
➊ Một trong ngũ lao, do Phế khí tổn thương gây nên. Thường thấy ho khạc ra máu, cổ họng khô đau, khan tiếng, ngực đầy tức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, người gầy ốm yếu sức, phát sốt, đau vai, sợ lạnh, mặt vàng vọt kém tươi, da dẻ khô khan. ➋ Bệnh lao phổi.
- PHẾ NUY 肺痿
➊ Bệnh nuy mạn tính do âm hư Phế bị tổn thương. Có các chứng trạng: ho, khạc ra bọt trắng dính, kèm theo nóng lạnh, hình thể gầy còm, suyễn, môi miệng khô ráo, mạch hư sác. Nguyên nhân do âm hư nội nhiệt, tân dịch càng hao tổn, Phế bị hun đốt thành bệnh. ➋ Chứng Bì mao nuy.
- PHẾ NHIỆT 肺热
Nhiệt tà phạm Phế, Phế bị nhiệt nung nấu hình thành chứng Phế nhiệt. Biểu hiện lâm sàng là má đỏ bừng, ho, đàm đặc dính, đau ngực, nặng thì suyễn, khạc ra máu.
- PHẾ NHIỆT DIỆP TIÊU 肺热叶焦
Tình trạng Phế có uất nhiệt nung nấu kéo dài, sẽ phát sinh chứng nuy. Có hai tình huống bệnh lý.
a/ Phế nuy. Chủ chứng là ho thổ ra đàm đãi đặc có bọt.
b/ Chân tay bị nuy (suy yếu). Chủ chứng là bì mao, cơ bắp teo khô, chân tay vô lực không vận động được.
- PHẾ NHIỆT KHÁI THẤU 肺热咳嗽
Chứng nhiệt phạm Phế, Phế mất chức năng túc giáng gây ho. Triệu chứng: ho đàm vàng đặc, ho mà người không sảng khoái, miệng khát, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác. Có khi thấy có sốt.
- PHẾ OÁ HÀN 肺恶寒
Phế chủ khí, bên ngoài hợp với bì mao. Hàn tà có khả năng xâm phạm trực tiếp vào Phế, hơn nữa, hàn tà còn làm tổn thương dương khí bảo vệ bên ngoài: hàn tà xâm phạm cơ biểu, lại dễ hợp với Phế ở trong. Ngoài ra, Tỳ Vị hư hàn, cũng ảnh hưởng đến công năng thanh túc của Phế, sinh ra các chứng bệnh khác, do đó mới nói Phế ố hàn.
- PHẾ PHONG PHẤN THÍCH 肺风粉刺
Tức chứng Tửu tra tỵ.
- PHẾ SÁN 肺疝
Bệnh danh cổ đại. Vùng bụng dưới, hòn dái trướng đau, tiểu tiện khó đi. Do tà khí xâm phạm Phế kinh, Phế khí không thông, thủy đạo trở ngại, đến nỗi nhiệt tà uất lại ở Bàng quang mà hình thành bệnh sán.
- PHẾ SINH BÌ MAO 肺生皮毛
Mối quan hệ giữa Phế và bì mao. Phế sinh bì mao cũng tức là bì mao do tinh khí của Phế sinh dưỡng, Phế với bì mao ở thể biểu cùng kết hợp (nên gọi là Phế hợp bì mao), đó là mối liên hệ giữa một tạng khí với tổ chức tương quan. Phế chủ hô hấp, bì mao, lỗ chân lông cũng có tác dụng điều tiết hô hấp (sách Tố vấn gọi lỗ chân lông là Khí môn, cho rằng Khí môn có tác dụng tán khí. Đường Dung Xuyên cũng cho rằng bì mao có tác dụng tuyên Phế khí). Phế có công năng phân bố dương khí, bảo vệ cơ biểu ở bên ngoài, do dó mới nói Phế chủ bì mao hoặc “Phế chủ nhất thân chi biểu”. Nếu Phế khí hư, cơ biểu không bền chặt, thường tự ra mồ hôi; khí bảo vệ bên ngoài bất túc, cơ biểu cũng dễ bị phong hàn xâm phạm, nặng thì có thể bên trong hợp với Phế mà phát sinh chứng ho.
- PHẾ TÀ HIẾP THỐNG 肺邪胁痛
Chỉ chứng đau hông sườn do Phế có bệnh. Nguyên nhân do hàn tà xâm nhập Phế, thủy ẩm nội đình hoặc nhiệt tà hun đốt Phế, Phế lạc bị tổn thương gây ra. Chứng thấy sợ lạnh, phát sốt, ho, suyễn, nhiều đàm, hông sườn đau.
- PHẾ TÁO 肺燥
Chứng Phế táo do táo tà làm tổn thương Phế hoặc do Phế âm hư, tổn thương tân dịch hóa táo. Chứng trạng chủ yếu: Ho khan, khạc ra máu, mũi họng khô ráo hoặc yết hầu sưng đau, khản tiếng, khô miệng và khát, chất lưỡi đỏ.
- PHẾ TÂN 肺津
Tức Phế âm.
- PHẾ TÂN BẤT BỐ 肺津不布
Phế không phân giải tân khí bình thường làm xuất hiện bệnh lý ho, suyễn. Phế là cơ quan nhận tinh khí từ Tỳ chuyển đến, trải qua tác dụng của Tâm và Phế phân giải đi toàn thân. Nếu Phế bị nhiệt hun đốt, Phế âm sẽ hao thương, tân dịch phân bố mất bình thường. Phế bị hàn tà bó chặt, thủy dịch không lưu thông ứ lại thành chứng ẩm, đều có khả năng ứ dịch thành đàm, phát sinh ho, suyễn...
- PHẾ THẬN ĐỒNG TRỊ 肺肾同治
Phương pháp dùng dược liệu để chữa Phế Thận âm hư. Phế và Thận âm hư có các chứng ho nghịch lên, ho ra máu, gắng sức thì thở gấp, khàn tiếng, về chiều sốt nhẹ, ra mồ hôi trộm, di tinh, lưng đùi đau mỏi, thân thể gầy mòn, khô miệng, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
- PHẾ THẬN LƯỠNG HƯ 肺肾两虚
Chứng Phế Thận đều hư. Có hai loại: Phế Thận khí hư và Phế Thận âm hư
- PHẾ THẬN TƯƠNG SINH 肺肾相生
Mối quan hệ giữa Phế và Thận. Căn cứ vào học thuyết ngũ hành, Phế thuộc kim, Thận thuộc thủy, cả hai có quan hệ mẫu tử (kim sinh thủy). Trong công năng sinh lý, Phế và Thận phối hợp với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, như vậy gọi là Phế Thận tương sinh. Về phương diện bệnh lý, Phế khí hư tổn có thể dẫn đến Thận khí suy nhược, đó là bệnh mẹ liên lụy đến con. Trái lại, Thận khí suy nhược cũng dẫn đến Phế hư, đó là bệnh con liên lụy đến mẹ.
- PHẾ THẤT THANH TÚC 肺失清肃
Bệnh lý, do chức năng thanh túc và hạ giáng của Phế bị trở ngại. Thường thấy ho, suyễn, tức ngực...
- PHẾ THỦY 肺水
Một loại bệnh thủy thũng. Thủy khí ảnh hương tới tạng Phế. Phế khí phù thũng, tiểu tiện khó, đại tiện có khi lỏng nhão.
- PHẾ THỰC 肺实
Thực tà ở Phế kinh, có thể do phong hàn, đàm nhiệt, đàm thấp, đàm hỏa... gây nên. Biểu hiện lâm sàng tùy theo nguyên nhân khác nhau mà có các chứng trạng khác nhau. Thí dụ ho, khó thở, ngực trướng đau, đàm dãi úng thịnh, ho ra đàm vàng dính hoặc vướng máu, đột nhiên mất tiếng...
- PHẾ TIÊU 肺消
Tức Thượng tiêu, Cách tiêu.
- PHẾ TRIỀU BÁCH MẠCH 肺朝百脉
Huyết dịch toàn thân đều lưu chảy qua Phế kinh và tạng Phế. Do đó giữa Phế và sự tuần hoàn của huyết dịch có quan hệ mật thiết, cho nên gọi là Phế triều bách mạch.
- PHẾ TRƯỚNG 肺胀
➊ Do tà khí khắc Phế. Chứng Phế khí trướng đầy. Có chứng trạng: Suyễn, ho, ngực đầy, đau vùng khuyết bồn. ➋ Thuộc bệnh trướng. Chỉ bệnh trướng mà kèm có ho suyễn tức trướng.
- PHẾ TÝ 肺痹
Một chứng tý. Do bì tý lâu ngày chữa không khỏi, lại cảm phải ngoại tà, Phế khí bị tổn thương gây ra chứng tý. Triệu chứng: vùng lồng ngực phiền muộn, đau tức vùng lưng trên, ho, suyễn thở, hoặc nôn ọe.
- PHẾ UNG 肺痈
Ung nhọt phát sinh ở Phế bộ. Do phong tà nhiệt độc uất trệ ở Phế, gây ra các chứng nhiệt úng, huyết ứ để lâu thì hóa mủ. Thường thấy phát sốt, nóng lạnh, ho, tức ngực, suyễn thở, nôn ra đàm đặc như mủ, tanh hôi, nặng thì ho khạc ra máu mủ.
- PHẾ VI KIỀU TẠNG 肺为娇脏
Phế là tạng khí non yếu (kiều: non nớt), dễ nhiễm tà khí.
- PHẾ VI THẾ 肺为涕
Tức Ngũ tạng hóa dịch.
- PHẾ VI THỦY CHI THƯỢNG NGUYÊN 肺为水之上元
Phế là nguồn nước ở bên trên. Xem Phế chủ hành thủy.
- PHI 飞
➊ Phương pháp bào chế thuốc. Tức thủy phi. ➋ Bệnh bại liệt, một loại bệnh có nguyên nhân do phong gây nên (gọi là Phi phong ), giống loại thiên khô, teo nửa người. ➌ Chứng rôm sẩy [= Phi tử], loại bệnh thường có ở mùa hạ do mồ hôi ra không thuận lợi, làm cho bì phu tổn hại.
- PHI DƯƠNG HẦU 飞扬喉
Tình trạng trong nóc họng chỗ lưỡi gà nổi nhọt, do Tâm Phế tích nhiệt hoặc do Vị hỏa bốc mạnh, Tỳ Vị tích nhiệt hỏa độc xông lên họng hoặc do ngoại thương gây nên. Triệu chứng: Trong khoang miệng mọc nhọt có màu đỏ sẫm như máu ngay đầu lưỡi gà gây bế tắc ở cổ họng mà phát bệnh.
- PHI ĐẰNG BÁT PHÁP 飞藤八法
Tức Linh qui bát pháp.
- PHI ĐẬU 飞痘
Chứng nhiễm trùng sau khi tiêm ngừa bệnh đậu mùa. Bộ vị được tiêm ngừa đậu phát sinh mọng nước, ngứa gãi làm cho nọc đậu lấn sâu; hoặc do nọc đậu nhiễm vào cơ thể mà có triệu chứng phát sốt có tính chất nhiễm độc.
- PHI ĐỘC 飞毒
Tức Thử tiết.
- PHI KIÊN 披肩
Dụng cụ dùng trong ngoại khoa. Tức là dùng miếng da bò đã được thuộc kỹ, cặp vào chỗ bị gãy xương, bên ngoài dùng sợi dây vải hoặc băng thun treo lên vai để giúp cố định chỗ gãy. Thích hợp với các chứng gãy xương vai, xương cẳng tay.
- PHI MÔN飞门
Một trong thất xung môn. Phi môn tức là môi miệng.
- PHI PHONG 非风
Chứng trúng phong mà nguyên nhân không phải do ngoại phong. Nhưng các chứng trạng xuất hiện giống như trúng phong.
- PHÍ SANG 痱疮
Do thử ôn hun đốt, mồ hôi bài tiết không thông. Lỗ chân lông nổi các mẩn ngứa như hạt thóc, sắc đỏ.
- PHÍ TỬ 痱子
Tức chứng Phi sang.
- PHÌ CAM 肥疳
Tức Tỳ cam.
- PHÌ ĐOAN 腓腨
Tức là cơ bắp chuối ở chân. Còn gọi là Phì trường, Tức đoan.
- PHÌ KHÍ 肥气
Tình trạng vùng hạ sườn trái đột ngột nổi lên khối u có hình dáng giống như cái chén úp, lâu ngày phát sinh ho, nôn ói, mạch huyền tế. Bệnh này do Can khí uất kết, ứ huyết đình tụ gây nên (giống với loại bệnh báng lách).
- PHÌ NHIỆT CAM 肥热疳
Tức chứng Nhiệt cam.
- PHÌ NIÊM SANG 肥粘疮
Tức chứng nhiễm trùng da đầu hóa mủ. Do cảm thụ phong nhiệt, hoặc nhiệt độc hun bốc bên trên. Phần nhiều phát ở trẻ em, đầu tiên thấy trên đầu trẻ nổi mẩn ngứa, nung mủ, sau đó vỡ ra chảy mủ.
- PHÌ SANG 肥疮
Da đầu lúc mới phát thấy vùng chân tóc nổi mẩn hoặc có những mụn mủ nhỏ hình như hạt thóc, khi vỡ chảy nước vàng, và kết vảy màu vàng, ở giữa có lông tóc mọc xuyên qua. Sau khi vảy rụng có thể thấy mặt vết loét, lớp da bị tổn thương hình thành như cái tổ ong. Do Tỳ Vị có thấp nhiệt hun đốt, xông bốc lên da đầu mà thành bệnh. Hoặc do tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Còn gọi là Hoàng tiễn.
- PHÌ TRƯỜNG 腓肠
➊ Tức đoan. ➋ Bụng chân.
- PHIÊN HOA DƯƠNG MAI 翻花杨梅
Tức Thận nham.
- PHIÊN HOA SANG 翻花疮
Nhọt sau khi vỡ miệng, miệng vết thương trắng có lỗ trông như cái nấm, khi đụng chạm thì chảy máu không ngừng. Nguyên nhân do Can hỏa, huyết táo sinh phong mà gây ra.
- PHIÊN HOA TRĨ 翻花痔
Một loại trĩ nội. Triệu chứng: búi trĩ lồi ra ngoài giang môn lâu ngày, bề mặt không trơn phẳng mà xếp múi giống như hoa na (phiên hoa), màu tím đen, khi đại tiện thường ra máu, rất đau đớn. Nguyên nhân do vừa mắc bệnh trĩ lại cảm phải nhiệt độc, khí huyết ủng trệ gây ra.
- PHIÊN VỊ 反胃
Ăn vào thì nôn ói ra. Còn gọi là Phản vị.
- PHIẾN 片
Phương pháp bào chế. Thuốc sau khi tán thành bột mịn, thêm tá dược vào, hoặc thuốc nước sau khi cô đặc cho bay hết hơi nước rồi lại thêm tá dược vào, cho vào máy dập viên nén thì gọi là phiến.
- PHIỀN KHÁT 烦渴
Trong người nóng, miệng khát. Nguyên nhân do nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch mà gây ra.
- PHIỀN NHIỆT 烦热
Tâm phiền mà có cảm giác nóng nực. Thường gặp trong các chứng ngoại cảm biểu tà không tiết được ra ngoài, hoặc do lý thực nhiệt thịnh; hoặc trong các chứng nội thương tạp bệnh như Can hỏa vượng thịnh, âm hư hỏa vượng.
- PHIỀN TÁO 烦燥
Trong ngực nóng mà bứt rứt là phiền; chân tay vật vã không yên là táo. Phiền và táo thường được gọi chung, nhưng có phân ra hư thực hàn nhiệt khác nhau. Nguyên nhân do âm hư hỏa vượng hoặc ngoại cảm sau khi đã phát hãn làm tổn thương tân dịch mà gây ra.
- PHIẾU 漂
Tức là đãi. Phương pháp bào chế. Một số dược vật cho vào rổ rồi nhúng vào thau nước chao qua chao lại để loại các tạp chất nổi trên mặt nước ra khỏi thuốc.
- PHONG 风
➊ Phong tà, một tà khí trong lục dâm. Ngoại cảm thường là nhân tố gây bệnh hoặc thường kết hợp với các nhân tố khác mà gây bệnh. Đặc điểm của phong tà là phát bệnh nhanh, thường biến hóa, hay di chuyển, Các triệu chứng biểu hiện bị nhiễm phong tà là sợ gió, nóng lạnh. ➋ Chứng phong. Xem Nội phong, Phong khí nội động.
- PHONG ẨN CHẨN 风瘾疹
Tức Ẩn chẩn.
- PHONG BÍ 风秘
Chứng trạng do phong tà phạm Phế truyền xuống Đại trường gây nên táo bón. Thường kèm theo chứng chóng mặt, trướng bụng.
- PHONG CAM 风疳
Tức Can cam.
- PHONG CHẨN 风疹
Tức chứng Phong sa.
- PHONG CHẨN KHỐI 风疹块
➊ Tức Ẩn chẩn. ➋ Chứng mề đay, dị ứng. Nốt chẩn nhỏ như hạt vừng, lớn bằng hạt đậu, nổi thành mảng. Bệnh do phong nhiệt thì mề đay hơi đỏ, ngực khó chịu, chân tay mỏi, nặng nề, rêu lưỡi dày nhớt. Bệnh hay tái phát hằng năm, khó khỏi dứt; đa số thuộc khí huyết hư.
- PHONG ĐÀM 风痰
❶ Chứng đàm do cảm thụ phong tà. ❷ Chứng đàm do kinh Can gây ra. Triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mặt xanh, vùng hông sườn đầy tức, đại tiểu tiện khó khăn, dễ nổi giận, ho, màu đàm xanh, mạch huyền.
- PHONG ĐÀM CHÍ 风痰痓
Do phong đàm ủng trệ kinh lạc gây ra chứng kính. Biểu hiện là miệng mắt méo lệch, tay chân co giật, nặng thì hôn mê bất tỉnh.
- PHONG ĐÀM ĐẦU THỐNG 风痰头痛
Chứng đau đầu do phong đàm quấy nhiễu ở bên trên. Đồng thời kèm có chóng mặt, mắt nhắm không muốn mở, lười nói, người mệt mỏi, tức ngực, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn ra đàm nhớt...
- PHONG ĐÀM HUYỄN VẬNG 风痰眩晕
Chỉ chứng chóng mặt hoa mắt do phong đàm ủng bế gây nên. Biểu hiện bằng các triệu chứng như, xây xẩm, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, vai lưng đau mỏi, xoay trở không linh hoạt, người nặng nề, tức ngực, tim đập nhanh, hồi hộp, nôn ói ra nhớt dãi...
- PHONG GIA 风家
➊ Thương phong cảm mạo. Hoặc bị trúng phong. ➋ Người dễ bị cảm nhiễm phong tà.
- PHONG GIẢN 风痫
➊ Chứng giản khi lên cơn mắt trợn ngược, cứng gáy, bất tỉnh nhân sự, hàm răng nghiến chặt. Bệnh do Can kinh tích nhiệt gây nên. ➋ Chứng giản do ngoại cảm phong tà gây nên (chứng cấp kinh phong ở trẻ em).
- PHONG HÀN 风寒
Bệnh do phong tà và hàn tà hợp nhau gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng là sợ lạnh, phát nhiệt nhẹ, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, tắc mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
- PHONG HÀN CẢM MẠO 风寒感冒
Bệnh cảm nhiễm tà khí phong hàn. Chứng trạng: phát nhiệt, sợ lạnh, khan tiếng, không mồ hôi, tắc mũi, nặng ngứa cổ, khớp xương đau, không khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn...
- PHONG HÀN ĐẦU THỐNG风寒头痛
Chứng đau đầu do phong hàn tà quấy nhiễu bên trên vùng đầu. Kèm theo có chóng mặt hoa mắt, mắt nhắm nghiền không mở được, lười nói, uể oải, lợm giọng, nôn mửa ra đàm nhớt...
- PHONG HÀN HIẾP THỐNG 风寒胁痛
Chứng đau hông sườn do phong hàn tà lưu lại ở vùng hạ sườn mà gây bệnh. Thường kèm có nóng lạnh, miệng đắng, nôn khan, mạch huyền.
- PHONG HÀN HUYỄN VỰNG 风寒眩晕
Chứng chóng mặt hoa mắt do cảm thụ phong hàn. Thường kèm có đau đầu, phát sốt, sợ lạnh, các khớp xương đau.
- PHONG HÀN KHÁI THẤU 风寒咳嗽
Chứng ho do phong hàn phạm Phế. Biểu hiện sợ lạnh, đau nhức trong xương, ho khạc ra đàm loảng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- PHONG HÀN NGOẠI THÚC SUYỄN 风寒外束喘
Tức chứng Phong hàn suyễn cấp.
- PHONG HÀN SUYỄN CAÁP 风寒喘急
Chứng hen suyễn do cảm nhiễm phong hàn, bên trong uất lại ở Phế mà phát bệnh. Thường kèm có phát sốt, sợ lạnh không mồ hôi.
- PHONG HÀN THẤP TÝ 风寒湿痹
Hiện tượng đau nhức các khớp xương làm hạn chế sự vận động. Nguyên nhân do phong tà, hàn tà và thấp tà cùng xâm nhập vào cơ thể gây bế tắc kinh lạc, chi thể.
- PHONG HÀN THỪA PHẾ 风寒承肺
Chứng phong hàn từ bên ngoài xâm phạm vào Phế, tương đương với loại cảm mạo phong hàn. Biểu hiện chủ yếu là nghẹt mũi, khàn tiếng, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, khạc ra đàm trong loãng, đau đầu, sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, hoặc có cảm giác lạnh mà không phát sốt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- PHONG HỎA LỊCH 风火疬
Chứng loa lịch (tràng nhạc) do cảm nhiễm phong nhiệt hoặc kèm Can Đởm hỏa tà kết tụ mà thành. Bệnh thường phát sinh ở sau lỗ tai hoặc cổ, cục bộ sưng đỏ nóng rát, Tương đương với viêm kết hạch lâm ba cấp.
- PHONG HỎA NHÃN THỐNG 风火眼痛
Hai mắt đột nhiên sưng đỏ đau, sợ ánh sáng, nhiều ghèn, sáng dậy hai mi mắt dính lại khó mở, kết mạc bị sung huyết, kèm theo có thể làm cho đau đầu, phát sốt (Tương đương chứng viêm kết mạc cấp tính). Nguyên nhân do nhiễm phong nhiệt gây ra các bệnh về mắt. Còn gọi Phong nhiệt nhãn.
- PHONG HỎA TƯƠNG PHIẾN 风火相煽
Do quá trình mắc nhiệt bệnh xuất hiện triệu chứng sốt cao kèm theo hôn mê, co giật.
- PHONG HUYỀN XÍCH LẠN 风弦赤烂
➊Tức Nhãn huyền xích lạn.➋ Chứng toét mắt.
- PHONG HUYỄN 风眩
Chóng mặt hoa mắt, cơn phát vô chừng, kèm có ẩu nghịch, tay chân đau nhức, nặng thì hôn mê, tay chân lạnh. Do thể chất hư nhược, phong tà phạm não gây ra chứng chóng mặt.
- PHONG KHÍ NỘI ĐỘNG 风气内动
Phong khí quấy động bên trong gây bệnh. Trong quá trình phát triển của bệnh, vì công năng tạng phủ không điều hòa, khí huyết nghịch loạn, gân mạch không được nuôi dưỡng. Biểu hiện lâm sàng có các chứng trạng của hệ thống trung khu thần kinh như đầu mặt choáng váng, chân tay co giật, co cứng, hôn mê, miệng mắt méo xếch, mắt trợn ngược.
- PHONG KHIÊN OA TÀ 风牵喎斜
Tức Phong khiên thiên thị.
- PHONG KHIÊN THIÊN THỊ 风牵偏视
Chứng miệng mắt méo xếch. Chứng trạng: Mắt và môi miệng lệch sang một bên, chảy nhiều nước mắt, khó nhắm mắt. Do hai kinh Tỳ Vị khí hư, lạc mạch trống rỗng, phong tà nhân chỗ hư xâm phạm. Còn gọi là Khẩu nhãn oa tà, Phong khiên oa tà.
- PHONG KHIÊN XUẤT KIỂM 风牵出脸
Chứng co mi mắt. Do Vị kinh tích nhiệt, Can phong nội thịnh đến nỗi phong đàm thấp nhiệt công lên, khí trệ huyết úng. Vì mi mắt co lại không nhắm kín mắt, mắt có cảm giác khô đau, nặng thì phát sinh viêm giác mạc, đa số phát sinh ở mi mắt dưới.
- PHONG KHOA 风科
Một phân khoa trong y học cổ đại, bao gồm những tật bệnh do phong tà gây nên.
- PHONG KHỞI OA THIÊN 风起喎偏
Hiện tượng phong trúng kinh lạc xuất hiện chứng liệt mặt. Triệu chứng: miệng mắt méo xếch, mắt không nhắm kín hoặc liệt nửa người.
- PHONG KHUYỂN GIẢO THƯƠNG 疯犬咬伤
Hiện tượng nọc độc của vi trùng dại ngấm vào cơ thể sau khi bị chó dại cắn. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp ảnh hưởng đến trung khu thần kinh. Trên lâm sàng xuất hiện các triệu chứng chủ yếu như: Hưng phấn cao độ, chảy dãi, sợ nước, sợ ánh sáng, nuốt nước khó, hô hấp khó khăn. Còn gọi là Cuồng khuyển giảo thương.
- PHONG KÍNH 风痉
Bệnh kính do cảm thụ phong, hàn, thấp tà gây ra bệnh.
- PHONG LẬU 蜂瘘
Chỉ chứng tràng nhạc mọc ở cổ, sưng trướng rõ, xếp liên tiếp nhau. Chứng này sau khi khỏi, vỡ miệng, chảy mủ không ngớt, miệng vết loét giống như miệng nhọt. Tương đương chứng viêm hạch lâm ba ở cổ.
- PHONG LỊCH 风疬
Chứng Loa lịch do phong tà gây ra, thường nổi ở sau tai hoặc cổ, hình dáng nhỏ mà ngứa.
- PHONG LUÂN 风轮
➊ Tức ngũ luân. ➋ Còn gọi là Hắc nhãn, Hắc tình. Tròng đen (giác mạc). Thuộc Can Đởm. Xem tròng đen để biết bệnh ở Can Đởm.
- PHONG LUÂN XÍCH ĐẬU 风轮赤豆
Chứng đau mắt mộng. Chứng trạng chủ yếu: Tròng đen mắt đột nhiên mọc mộng, lòng trắng mắt có tia máu đỏ lan tỏa, màu đỏ như hạt đậu (vì vậy gọi tên là Phong luân xích đậu). Do Can kinh tích nhiệt, khí huyết không điều hòa gây nên.
- PHONG LỴ 风痢
Chứng kiết lỵ. Do phong tà ẩn náu ở bên trong gây tổn thương Tỳ Vị mà phát bệnh.
- PHONG MỘC CHI TẠNG 风木之脏
Tức Can thể âm mà dụng dương.
- PHONG NGƯỢC 风疟
Một loại sốt rét do chứng âm thử của mùa hè ẩn náu trong cơ thể, lại cảm nhiễm phải phong tà mà phát bệnh. Biểu hiện lâm sàng: Trước lạnh sau nóng, lạnh ít nóng nhiều, nhức đầu, phiền táo...
- PHONG NHIỆT 风热
Chứng phong tà kèm nhiệt tà cùng gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng là phát sốt nhiều, sợ lạnh ít, ho, khát nước, họng đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch phù sác.
- PHONG NHIỆT CẢM MẠO 风热感冒
Chứng cảm mạo phong nhiệt. Chứng trạng: Đau đầu, phát sốt, sợ gió hoặc sợ lạnh, tự ra mồ hôi, nghẹt mũi, hoặc chảy nước mũi đục, họng đau, ho khạc ra đàm vàng dính, khát nước, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi trắng mỏng hơi vàng, mạch phù sác. Do cảm nhiễm tà khí ôn nhiệt mà phát bệnh.
- PHONG NHIỆT ĐẦU THỐNG风热头痛
Chứng đau đầu. Do phong nhiệt thượng nhiễu lên trên mà xuất hiện vùng đầu trướng đau, phát sốt, sợ gió, mũi nghẹt hoặc chảy nước mũi, miệng khát muốn uống nước, táo bón tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác...
- PHONG NHIỆT HẦU TÝ 风热喉痹
Họng sưng đau. Triệu chứng: vùng cổ họng sưng đỏ, nóng rát, đau, nuốt khó, kèm đau đầu, phát sốt, sợ lạnh (tương tự loại viêm họng cấp tính). Do phong nhiệt tà xâm nhập vào hầu họng gây ra.
- PHONG NHIỆT HUYỄN VỰNG 风热眩运
Chứng chóng mặt hoa mắt do phong nhiệt thượng ủng lên trên đầu gây ra. Chứng thấy chóng mặt, hoa mắt, nặng thì lảo đảo muốn té, tức ngực, nôn ói.
- PHONG NHIỆT KINH QUÝ 风热经悸
Chứng tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ, do phong nhiệt kích bác ở tim mà thành bệnh.
- PHONG NHIỆT KHÁI THẤU 风热咳嗽
Chứng ho do phong nhiệt phạm Phế. Chứng thấy phát sốt, đổ mồ hôi, sợ gió, ho đàm đặc, miệng khô, họng đau, mũi chảy nước vàng dính, rêu mỏng, mạch phù sác...
- PHONG NHIỆT NHA CAM 风热牙疳
Chân răng sưng đỏ đau, lở loét, dễ chảy máu, đồng thời kèm có phát sốt, sợ lạnh, táo bón, nôn ói... Do Dương minh uất nhiệt cùng kích bác với nhiệt tà, xâm nhập vào chân răng mà phát bệnh.
- PHONG NHIỆT NHÃN 风热眼
Tức Phong hỏa nhãn thống.
- PHONG NHIỆT NHĨ LUNG 风热耳聋
Chứng tai điếc do phong nhiệt nhiễu lên trên thanh khiếu, đồng thời kèm có tai ù, đau tai, đau đầu, nghẹt mũi...
- PHONG NHIỆT YÊU THỐNG 风热腰痛
Chứng đau lưng do phong nhiệt tà xâm nhập vào Thận kinh gây ra.
- PHONG ÔN 风温
Do cảm nhiễm phong ôn phát sinh chứng cảm ôn bệnh, thường phát vào mùa đông xuân. Triệu chứng chính là phát sốt, ho, người phiền khát.
- PHONG ÔN KÍNH 风温痉
Do cảm thụ phong ôn ngoại tà mà sinh ra chứng kính.
- PHONG PHI 风痱
Bệnh bại liệt sau khi bị trúng phong.
- PHONG QUÁCH 风郭
Xem Bát quách.
- PHONG QUAN 风关
Bộ vị xem chỉ văn ở ngón tay của trẻ con. Phong quan là lóng đầu tiên của ngón tay trỏ tính từ bàn tay đếm lên, cạnh ngoài của ngón tay nơi có tĩnh mạch xuất hiện. Tại chỗ này các thầy thuốc thông qua việc xem xét các màu sắc, hình dáng, bộ vị của đường đi của tĩnh mạch từ đó phán đoán ra bệnh tật của trẻ. Thường chỉ văn mọc ở phong quan là bệnh còn ở mức độ nhẹ.
- PHONG SA 风痧
Biểu hiện lâm sàng, trước khi mọc chẩn không có chứng trạng gì rõ rệt, khi mọc chẩn nói chung có ho nhẹ, nốt chẩn nhỏ, nổi đều khắp toàn thân, màu hồng nhạt. Trong vòng 24 giờ, có cảm giác ngứa, 2~3 ngày sau bệnh lui hết. Sau khi nốt chẩn bay, không để lại dấu vết gì. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân và hay gặp ở trẻ em. Do cảm nhiễm tà khí phong nhiệt, uất lại ở Phế vệ mà phát ra ngoài da. Còn gọi là Phong chẩn.
- PHONG SÚC 风搐
❶ Tình trạng tay chân không tự chủ, vận động khó khăn. Nguyên nhân do hỏa thịnh, Can vượng. ❷ Tức Tề phong.
- PHONG TÁO 风燥
Do hai loại phong tà và táo tà kết hợp gây bệnh, phần nhiều do cảm nhiễm táo khí mùa thu. Biểu hiện lâm sàng là đau đầu, phát sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, tắc mũi, môi khô, họng ráo, ho khan, ngực đầy, sườn đau, da dẻ khô nháp rêu lưỡi trắng mỏng mà khô, mạch phù sác.
- PHONG TÀNG CHI BẢN 风藏之本
Tức Thận tàng tinh.
- PHONG TÀNG THẤT CHỨC 封藏失职
Hiện tượng bệnh lý (phong tàng: gói, bọc kín, tàng trữ). Công năng của Thận tàng trữ tinh khí, chủ tiền âm, hậu âm. Nếu Thận khí không bền có triệu chứng di tinh, hoạt tinh, tảo tiết, tiểu tiện không tự chủ, hay đi tiểu tiện đêm hoặc tảng sáng đi đại tiện lỏng... gọi là phong tàng thất chức.
- PHONG TẢ 风泻
Chỉ chứng tiêu chảy do cảm nhiễm phong tà. Biểu hiện đau đầu phát sốt, sợ gió, tự ra mồ hôi, Cầu phân ra nước hoặc thức ăn cũ không tiêu, mạch phù.
- PHONG TÂM THOÁNG 风心痛
Do phong hàn xâm nhập thấy hiện tượng đau nhói vùng trước tim.
- PHONG THẮNG TẮC ĐỘNG 风胜则动
Phong khí thiên thắng xuất hiện bệnh lý run rẩy. Đặc điểm của phong lưu động mau chóng, dễ kích động, biến hóa nhanh như choáng váng, run rẩy, co giật, co cứng... đều là biểu hiện phong khí thái quá.
- PHONG THẤP 风湿
Tình trạng đau nhức. Do phong và thấp tà kết hợp gây nên. Thường gặp trong các chứng tý.
- PHONG THẤP CHỨNG 风湿症
Tức Phong thấp.
- PHONG THẤP ĐẦU THỐNG 风湿头痛
Do phong và thấp tà kích bác nhau quấy nhiễu trên đầu gây ra chứng đau đầu như bó. Thường kèm thấy tay chân da dẻ nặng nề, tức ngực, trướng bụng, lợm giọng, người lừ đừ, miệng khô không muốn uống nước, rêu nhờn, mạch nhu hoặc phù hoãn.
- PHONG THẤP TƯƠNG BÁC 风湿相搏
Phong tà và thấp tà sau khi xâm nhập vào cơ thể người, cùng kết hợp lẫn nhau mà phát sinh bệnh. Trên lâm sàng nếu phong thấp lưu ở cơ biểu thì cơ thể đau nhức không xoay chuyển được. Nếu phong thấp lưu ở các khớp thì các khớp chân tay đau nhức không hoạt động được bình thường.
- PHONG THẤP YÊU THOÁNG 风湿腰痛
Lưng đau nhức, xoay trở khó khăn hoặc phát sốt sợ gió, phù thũng. Do nằm chỗ ẩm thấp, nhiều gió hoặc do Thận hư lại cảm nhiễm phong thấp mà sinh ra.
- PHONG THẤU风嗽
Tức Thương phong khái thấu.
- PHONG THỦY 风水
Một loại thủy thũng. Xuất hiện chứng trạng chủ yếu là phù thũng, phát sốt, sợ gió, mặt mắt, tay chân sưng phù, khớp xương đau, tiểu không thông, mạch phù, vùng đầu mặt phù thũng nặng hơn. Do phong tà xâm nhập, Phế khí mất tuyên túc, không thể thông điều thủy đạo, gây ra chứng thủy thấp lưu trú trong cơ thể.
- PHONG THƯ 风疽
Do thấp nhiệt trở trệ ở bì phu gây ra chứng da nổi mẩn ngứa, thường phát ở cẳng tay, hoặc mắt cá. Chỗ bệnh lở loét, chảy nước vàng, ngứa ngáy, đau nhức. Hoặc sau khi nhiễm bệnh vùng cục bộ sưng đỏ, xuất hiện chứng sợ lạnh phát sốt, vùng háng nổi hạch. Tương đương với chứng thấp chẩn mạn tính.
- PHONG TIÊU 风消
Hiện tượng cơ thể ngày một gầy ốm, kèm theo phát sốt, bế kinh hoặc di tinh. Nguyên nhân do tình chí uất kết, tâm thần hao tán gây ra.
- PHONG TÝ 风痹
Chứng tý. Biểu hiện lâm sàng: các khớp chân tay mỏi đau, chổ đau không di chuyển. Nguyên nhân do khí phong, hàn, thấp cùng xâm nhập vào cơ thể, kinh lạc (hay gặp nhất là phong tà. Tính của phong tà là hay di chuyển).
- PHONG VI BÁCH BỆNH CHI TRƯỞNG 风为百病之长
➊ Phong tà là nhân tố trọng yếu phát sinh nhiều loại tật bệnh. Trong lục dâm xếp phong ở vị trí đầu tiên. Trong lâm sàng, tật bệnh do phong tà gây nên rất rộng, trong bệnh ngoại cảm, phong tà có thể kết hợp với nhiều tà khí khác, như phong với hàn kết hợp, thành chứng phong hàn; kết hợp với thấp, thành chứng phong thấp; kết hợp với nhiệt thành chứng phong nhiệt... ➋ Sự xuất hiện triệu chứng của phong trong quá trình biến hóa của tật bệnh như choáng váng, co giật, chân tay run rẩy, tê dại.
- PHONG XÍCH SANG DI 风赤疮痍
Chứng toét mắt. Có triệu chứng: lớp bì phu mi mắt đỏ và loét giống như mụn dữ. Chủ yếu do độc tà phong nhiệt ở Tỳ kinh câu kết với hỏa ở Tâm công lên. Còn gọi là Kiểm duyên viêm.
- PHONG Ý 风癔
Tức chứng Phong ý (风懿).
- PHONG Ý 风懿
Hiện tượng bệnh nhân đột ngột ngã lăn, bất tỉnh nhân sự, lưỡi cứng, không nói được, trong cổ họng có tiếng đàm khò khè. Nguyên nhân do đàm hỏa gây bế tắc.
- PHÒNG LAO 房劳
Tình trạng sinh hoạt tình dục quá độ, hao tổn Thận tinh, trở thành một trong những nguyên nhân gây bệnh của chứng hư lao. Còn gọi là Phòng thất thương.
- PHỐC PHẤN 扑粉
Tức phấn thoa rôm sảy. Dùng dược liệu tán thành bột mịn dùng thoa lên da để chữa các bệnh về da, hoặc để liễm hãn, chỉ hãn.
- PHÔI HUYEÁT 衃血
Hiện tượng máu xấu, máu bầm ngưng kết lại.
- PHU 敷
Đắp thuốc. Dùng dược liệu còn tươi giã nát hoặc dùng thuốc khô tán mịn thêm chút nước, trộn thành dung dịch đắp lên vùng đau, định kỳ thay thuốc. Thích hợp chữa các chứng mụn nhọt cục bộ, sưng đau.
- PHU DƯƠNG MẠCH 趺阳脉
Một trong những bộ vị xem mạch xưa, nơi có mạch đập ở mu bàn chân, chỗ huyệt Xung dương. Có liên quan đến Tỳ Vị. Còn gọi là Xung dương mạch.
- PHU TRƯỚNG 肤胀
Chứng bệnh do dương khí bất túc, hàn khí lưu trệ trong bì phu gây nên toàn thân thũng trướng. Triệu chứng: Vùng bụng trướng to như cái trống, gõ vào rỗng không, thân thể cũng thũng, ấn tay lõm sâu xuống lâu nổi lên, lớp da dày mà màu sắc không biến đổi.
- PHÙ CHÍNH COÁ BẢN 扶正固本
Là phương pháp điều trị. Dùng các thuốc để điều bổ âm dương khí huyết, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- PHÙ CHÍNH KHU TÀ 扶正祛邪
Phương hướng điều trị. (Chính: chính khí của cơ thể; Tà: bệnh tà gây bệnh). Phù chính là dùng thuốc để giúp đỡ chính khí, khiến chính khí mạnh, có khả năng tiêu trừ bệnh tà. Khu tà là dùng thuốc loại bỏ bệnh tà, cũng là để giúp đỡ chính khí.
- PHÙ DƯƠNG THOÁI ÂM 扶阳退阴
Tức Ích hỏa chi nguyên dĩ tiêu âm ế, Ích hỏa tiêu âm.
- PHÙ KHÍ BẤT CỐ 扶浮气不固
Hiện tượng bệnh lý (Phù: tên gọi riêng chỉ Bàng quang), khí của Bàng quang hư nhược không khắc chế được tiểu tiện đến nỗi tiểu tiện không tự chủ hoặc đái dầm. Bàng quang biểu lý với Thận, Bàng quang khí hư cũng liên quan tới Thận dương hư.
- PHÙ LẠC 浮络
Lạc mạch nông ở dưới da, những tia máu đỏ, hoặc đen, mắt có thể trong thấy được.
- PHÙ MẠCH 浮脉
Một loại mạch tượng, mạch nổi sờ thấy ngay, ấn nặng tay thấy yếu đi. Chủ bệnh ở biểu; Phù mà có lực là biểu thực; Phù mà không có lực là biểu hư.
- PHÙ NHIỆT 浮热
➊ Chứng chân hàn giả nhiệt, âm hàn thịnh ở trong, hư dương nổi ở ngoài. ➋ Chứng ngoại cảm biểu nhiệt thời kỳ đầu.
- PHÙ THÍCH 浮剌
Một trong mười hai phép châm thích. Dùng trong trường hợp cơ nhục bị co rút thuộc hàn tính. Phương pháp châm nông cạnh nơi đau [Linh khu - Quan châm].
- PHÙ THƯ 吺咀
Ngày xưa khi chưa có dao người xưa dùng răng cắn thuốc thành những hạt nhỏ, rồi cho nước vào sắc uống. Hiện nay dùng dao thái thành phiến. Còn gọi là Giảo tước (咬嚼).
- PHÙ TRUNG TRẦM 浮中沉
Một trong các phép chẩn mạch. Căn cứ vào mức độ ấn tay xem mạch mà phân ra 3 bậc, ấn nhẹ tay (khinh án) gọi là bậc phù, ấn xuống một chút (trung án) là bậc trung, ấn nặng tay xuống tới xương (trọng án) là bậc trầm.
- PHỦ CHỨNG 腑症
Một trong các phép phân loại bệnh thương hàn. Tức Tam dương kinh bệnh ảnh hưởng tới tạng phủ. Như bệnh Thái dương có chứng bụng dưới trướng, tiểu tiện không lợi là do nước ứ đọng ở Bàng quang (Bàng quang là phủ của Thái dương); Dương minh bệnh có chứng đau bụng, đại tiện bí kết là do nhiệt kết ở vị, Đại trường (vị là phủ của Dương minh); Bệnh Thiếu dương có chứng miệng đắng, họng khô, mắt hoa là nhiệt uất ở Đởm (Đởm là phủ của Thiếu dương)... đều gọi là phủ chứng.
- PHỦ DU 72 HUYỆT
Xem Ngũ du huyệt.
- PHỦ DU TINH VU TẠNG 腑俞精于脏
Mối quan hệ giữa tạng và phủ. Năm tạng chủ về chứa tinh khí, sáu phủ là cơ quan truyền hóa vật (chỉ tác dụng tiêu hóa đồ ăn uống, hấp thụ và truyền tống), đồng thời, sáu phủ còn là căn bản của kho tàng. Năm tạng sáu phủ phải dựa vào cung cấp nuôi dưỡng của Vị khí, “năm tạng sáu phủ đều bẩm thụ khí ở Vị” [Linh khu]. Doanh khí bắt nguồn từ trung tiêu, có thể chuyển tinh khí tưới khắp năm tạng, Tiểu trường tiêu hóa đồ ăn uống thêm bước nữa, phân biệt trong đục, khiến tinh vi của thủy cốc truyền tống đến kho chứa của năm tạng. Công năng đó của Vị và Tiểu Trường, nói lên tác dụng sinh lý phủ chuyển (du) tinh đến tạng.
- PHỦ ÑEÅ TRỪU TÂN 釜底抽薪
Phép rút củi dưới đáy nồi. Dùng phương pháp thông đại tiện để loại trừ thực nhiệt, phương pháp này giống như rút củi dưới đáy nồi để giảm bớt nhiệt độ trong nồi. Đó là một trong những phép hàn hạ và cũng theo phương hướng của phép này mau cho hạ để bảo tồn âm dịch.
- PHỦ HỘI 腑会
Một trong bát hội huyệt. Tức huyệt Thái thương, Trung quản là nơi tinh khí của lục phủ tụ hội.
- PHỦ PHÍ MẠCH 釜沸脉
Một trong mười quái mạch. Mạch tượng phù sác cực điểm, có ra không vào, giống như hơi nước sôi trong nồi đẩy qua nắp vung, chẳng có gốc rễ nào cả.
- PHỤ 跗
Mu bàn chân. Còn gọi là Túc phụ.
- PHỤ BÍNH CỨU 附饼灸
Phép cứu qua Phụ tử. Dùng sinh Phụ tử tán bột, trộn với nước, nặn thành bánh, bên trên đặt mồi ngải, châm lửa đốt. Thường áp dụng để chữa mụn nhọt mạn tính không liền miệng, chỉ chảy nước chứ không có mủ.
- PHỤ CỐT THƯ 附骨疽
Do điều trị các bệnh mụn nhọt lở loét gây sưng không triệt để hoặc do sau khi mắc các bệnh ôn nhiệt, dư độc của ôn nhiệt uất lại ở bên trong gân xương, hoặc do xương cốt bị thương tổn sau khi cảm nhiễm tà độc mà sinh bệnh. (Tương đương loại viêm tủy xương gây mủ).
- PHỤ CỐT THƯƠNG 跗骨伤
Tình trạng gãy xương bàn chân, thường là đầu xương bàn chân thứ 5 là hay bị. Sau khi gãy sưng đau tại chỗ, ấn vào đau dữ dội, có thể nghe tiếng xương va chạm, vận động bị giới hạn.
- PHỤ NHA UNG 附牙痈
Tức chứng Nha ung.
- PHỤ SÁN 腑疝
Bệnh danh cổ điển. Chứng bệnh từ rốn trở xuống có hòn khối sưng cứng.
- PHỤ THŨNG 腑肿
Chứng phù thũng toàn thân. (Phụ còn đọc là phu). Xem thêm Âm thủy, Dương thủy.
- PHỤ THŨNG 跗肿
Chứng sưng mu bàn chân.
- PHÚC 腹
Vùng bụng. Bộ phận phía dưới ngực, từ hoành cách mô trở xuống. Từ rốn trở lên gọi là đại phúc (bụng trên); từ rốn trở xuống gọi là tiểu phúc hoặc thiếu phúc (bụng dưới). Có tài liệu nói: hai bên cạnh rốn là thiếu phúc.
- PHÚC BÌ UNG 腹皮痈
Tức chứng Phúc ung.
- PHÚC MÃN 腹满
Đầy bụng, sình bụng. Phân ra hư, thực hai loại. Hư chứng do Tỳ dương không kiện vận gây ra, thích được xoa nắn, hoặc hơ ấm. Thực chứng là do nhiệt kết ở Trường Vị gây ra, bụng đầy đau, không thích xoa nắn, đại tiện bí kết.
- PHÚC TẢ 腹泻
Một loại tiêu chảy. Xem Trường minh.
- PHÚC THOÁNG 腹痛
Chứng đau bụng. Do cảm nhiễm khí lục dâm, hoặc ăn uống không điều độ, hoặc do thất tình gây tổn thương. Khí cơ uất trệ, huyết mạch ứ trở và do trùng tích sinh ra.
- PHÚC TRƯỚNG 腹胀
Vùng bụng có cảm giác trướng đầy không thoải mái. Nguyên nhân do Tỳ dương bất túc, hoặc hàn thấp ứ trở bên trong làm cho Tỳ không kiện vận. Hoặc do thực nhiệt kết bên trong, ứ trệ ở Trường Vị mà phát bệnh.
- PHÚC UNG 腹痈
Ung nhọt mọc ở thành bụng.
- PHỤC 伏
Kỹ thuật bào chế thuốc. Ngâm dược liệu (như Chỉ xác, Bạch thược, Đương qui, Cát cánh...) cho mềm ra để dễ thái thành lát mỏng. Còn gọi là Bào, Tẩm bào.
- PHỤC ẨM伏饮
Tình trạng đàm ẩm trệ đọng lại trong cơ thể gây bệnh. Có các chứng trạng suyễn, đầy, ho khạc. Nếu cảm nhiễm hàn tà thì chứng trạng nặng thêm, lại kèm sợ lạnh, phát sốt, ngực đau lói ra sau lưng, cơ nhục máy động.
- PHỤC ĐÀM 伏痰
Thủy ẩm do nội nhiệt nung nấu thành đàm, ứ đọng ở trong cơ thể lâu ngày. Ý nghĩa phục đàm với phục ẩm cơ bản giống nhau; nhưng ‘ẩm’ phần nhiều náu (phục) ở ngực bụng tứ chi, giống với loại phù thũng và tràn dịch ngực bụng; còn ‘đàm’ thì khắp nơi toàn thân đều có thể ẩn náu, ngoại trừ các chứng khạc ra đàm, điên giản. Một số bệnh kết hạch ở tuyến lâm ba hoặc xương khớp, thường có liên quan tới phục đàm. Còn gọi là Túc đàm.
- PHỤC HÀ 伏瘕
Tên gọi bệnh ngày xưa. Chỉ vùng bụng dưới có lúc nổi cộm lên như có hòn khối, nhưng chốc lát lại tiêu tán, kèm theo triệu chứng đau bụng, táo bón. Nguyên nhân gây ra bệnh này do nhiệt khí uất tích ở Đại trường.
- PHỤC KHÍ 复气
Tình trạng biến hóa khí hậu trong 1 năm là có quy luật. Khí hậu của sáu tháng cuối năm với khí hậu của sáu tháng đầu năm trái ngược nhau gọi là phục khí.
- PHỤC KHÍ ÔN BỆNH 伏气温病
Ôn bệnh. Do bệnh tà tiềm phục trong cơ thể trải qua một thời gian rồi mới phát tác.
- PHỤC LƯƠNG 伏粱
Tên gọi bệnh ngày xưa. Chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tim và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây nên.
- PHỤC MẠCH 伏脉
Một loại mạch tượng. Mạch đến ẩn náu, ấn nặng tay sát xương mới thấy. Thường gặp ở chứng bệnh đau dữ dội hoặc quyết chứng, bệnh tình nghiêm trọng.
- PHỤC NHIỆT 伏热
Tình trạng cơ thể có nhiệt tà phục ở trong. Nguyên nhân phần nhiều do cảm nhiệt tà, phục mà không phát, hoặc do tà khí nào đó uất lại hóa nhiệt liên lụy đến tích nhiệt ở Đại trường. Khi phát bệnh không thấy biểu chứng, xuất hiện ngay các triệu chứng nội nhiệt như phiền nhiệt, miệng khô, khát muốn uống, hôi miệng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, trướng bụng, ấn vào đau, đại tiện bí kết, phân thối khắm, tiểu tiện vàng sẻn...
- PHỤC PHƯƠNG 复方
Phương pháp sử dụng hai hoặc nhiều bài thuốc phối hợp để hình thành bài thuốc mới. Thường được dùng trong những trường hợp bệnh tình phức tạp, hoặc các bệnh mạn tính chữa lâu không khỏi.
- PHỤC THỐ 伏兔
➊ Nơi cơ bắp đùi nổi cao nhất (hình dáng như con thỏ nằm) ➋ Tên huyệt ở vùng bắp đùi, phía trên đầu gối 6 thốn, thuộc kinh túc Dương minh Vị.
- PHỤC THỬ 伏暑
Chứng ôn bệnh. Vào mùa trưởng hạ cảm nhiễm thử, thấp tà, lưu lại trong cơ thể, đến mùa thu thì phát bệnh. Các chứng trạng giống như chứng thử ôn.
- PHỤC TRÙNG BỆNH 伏虫病
Do Tỳ Vị suy nhược, nhiễm ký sinh trùng mà phát bệnh. Chứng thấy ăn ít, đau bụng, tiêu chảy. Nặng thì mặt sưng vàng, người gầy còm yếu sức, không thiết ăn uống hoặc mùi vị khác lạ.
- PHỤC XUNG 伏冲
Đường tuần hành của Xung mạch đi dần vào bộ phận xương sống (tức là bộ phận sâu nhất của xung mạch ở trong cơ thể, cho nên gọi là phục xung) [Linh khu - Bách bệnh thủy sinh].
- PHƯƠNG 方
Ý nói phương tễ. Là nguyên tắc điều trị, từ các vị thuốc khác nhau phối hợp lại mà thành bài thuốc. để chữa bệnh hoặc phòng ngừa bệnh tật.
- PHƯƠNG HƯƠNG HÓA TRỌC 方香化浊
Phương pháp điều trị. Sử dụng các loại thuốc có mùi thơm tho, có tác dụng hóa thấp trọc để chữa các chứng thấp trọc ở bên trong gây nên bệnh trướng đầy, lợm giọng, nuốt chua, đại tiện lỏng loãng, thân thể mệt mỏi, miệng nhớt, có vị ngọt.
- PHƯƠNG TỄ PHỐI NGŨ 方剂配伍
Sự phối hợp các vị thuốc lại với nhau theo nguyên tắc phối ngũ “Quân, Thần, Tá, Sứ”.
- PHƯƠNG THƯ 方书
➊ Y thư ghi chép chuyên môn hoặc trình bày các bài thuốc. Như: ‘Y phương tập giải’ của Uông Ngang (đời Thanh, 1694), ‘Nghiệm phương tân biên’ của Bào Tương Ngao (đời Thanh, 1846)... ➋ Y thư chuyên ghi các bài thuốc sử dụng. Như: ‘Thông giám ngoại ký’, ‘Toại tác phương thư dĩ liệu dân tộc’ của Lưu Thứ…đều là phương thư vì trong đó có ghi nhiều bài thuốc.
- PHƯƠNG THƯỢNG 方上
Vùng hai bên cánh mũi. Quan sát phương thượng có thể chẩn đoán bệnh của Vị.