Đông Dược Công Đức

kiến thức đông y ; phòng đông y quận 2 ; mỹ phẩm đông y ; thuốc thiên nhiên đông dược công đúc

sách về thuốc đông y ,cây thuốc đông y , bài thuốc đông y, thưc phẩm chức năng , sách y học đông y ,

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức
Đông Dược Công Đức

 

- LẠC 络

Tức Lạc mạch.

- LẠC CHẨM 落枕

Tức chứng Thất chẩm.

- LẠC HUYẾT 喀血

Chứng ho khạc ra máu hoặc máu tươi từ bên trong theo ra miệng. Nguyên nhân phần nhiều do âm hư hỏa vượng hoặc Phế có táo nhiệt, làm cho các mạch máu (huyết lạc) bị tổn thương mà phát bệnh.

- LẠC HUYỆT 络穴

Mười lăm lạc mạch toàn thân, mỗi lạc mạch đều có một huyệt liên lạc với kinh mạch, trong đó bao gồm huyệt vị từ 14 kinh lạc tách ra nối với 14 lạc mạch, và 1 huyệt vị thuộc lạc mạch của tạng Tỳ. Tổng cộng là 15 lạc huyệt. Đó là:

Thủ Thái âm lạc (Thủ Thái âm biệt): Huyệt Liệt khuyết.

Thủ Thiếu âm lạc (Thủ Thiếu âm biệt): Huyệt Thông lý.

Thủ Quyết âm lạc (Thủ Quyết âm biệt): Huyệt Nội quan.

Thủ Thái dương lạc (Thủ Thái âm biệt): Huyệt Chi chính.

Thủ Dương minh lạc (Thủ Dương minh biệt): Huyệt Thiên lịch.

Thủ Thiếu dương lạc (Thủ Thiếu dương biệt): Huyệt Ngoại quan

Túc Thái âm lạc (Túc Thái âm biệt): Huyệt Công tôn.

Túc Thiếu âm lạc (Túc Thiếu âm biệt): Huyệt Đại chung.

Túc Quyết âm lạc (Túc Quyết âm biệt): Huyệt Lãi câu.

Túc Thái dương lạc (Túc Thái dương biệt): Huyệt Phi dương.

Túc Dương minh lạc (Túc Dương minh biệt): Huyệt Phong long.

Túc Thiếu dương lạc (Túc Thiếu dương biệt): Huyệt Quang minh.

Đốc mạch lạc (Đốc mạch biệt): Huyệt Trường cường.

Nhâm mạch lạc (Nhâm mạch biệt): Huyệt Vĩ ế (Cưu vĩ).

Đại lạc của Tỳ: Huyệt Đại bao.                     Còn gọi là Biệt lạc, Biệt lạc huyệt.

- LẠC MẠCH 络脉

Các nhánh to nhỏ như mắt lưới do kinh mạch tách ra. Theo nghĩa rộng, lạc mạch có thể chia ra 15 lạc, lạc mạch và tôn lạc ba loại. Trong đó có 15 đường lạc lớn nhất ở toàn thân, gọi là 15 lạc. Những lạc mạch nhỏ hơn 15 lạc, phân bố toàn thân, số lượng rất nhiều, là những lạc mạch (theo nghĩa hẹp); những đường lạc nhỏ hơn lạc mạch lại càng nhiều hơn, gọi là tôn mạch (hoặc tôn lạc).

Tác dụng chủ yếu của lạc mạch là phối hợp với các tổ chức mắt lưới chằng chịt và những đường kinh mạch, vận hành doanh vệ khí huyết. Ngoài ra lạc mạch còn có ý nghĩa khác là chỉ những tĩnh mạch huyết quản nổi ở thể biểu toàn thân.

- LẠC PHÁP 烙法

Dùng một dụng cụ bằng sắt nung đỏ áp vào chỗ đau, thường dùng cho các mụn nhọt ngoài da đã có nung mủ nhưng chưa vỡ miệng. Thao tác này làm cho mủ chảy ra ngoài để đạt được mục đích là bài nùng.

- LẠC THÍCH 络刺

Một trong chín loại châm thích, dùng kim tam lăng châm vào tĩnh mạch dưới da để nặn ra máu [Quan châm - Linh khu ].

- LẠI ĐẦU SANG 癞头疮

Tức Bạch thốc sang.

- LAN MÔN 阑门

Chỗ tiếp nối giữa Đại và Tiểu trường.

- LẠN ĐINH 烂疔

Một loại mụn nhọt thường nổi ở chân tay, bắp cánh tay (vì dễ gây lở loét, thế bệnh phát nhanh, cho nên gọi là Lạn đinh).

Nguyên nhân do thấp nhiệt hỏa độc nung nấu ở trong, nhiệt độc quá thịnh tụ lại ở cơ phu mà gây bệnh. Đầu tiên cục bộ trướng đau, xung quanh đỏ sạm, lan tỏa rất nhanh thành mảng, có khi thành mọng nước lớn, chảy ra mủ máu tanh hôi, thường kèm các chứng toàn thân sốt cao, lạnh run, hôn mê, nói sảng.

- LẠN HẦU DỊCH SA 烂喉疫痧

Tức chứng Lạn hầu sa.

- LẠN HẦU ĐAN SA 烂喉丹痧

Tức chứng Lạn hầu sa.

- LẠN HẦU PHONG 烂喉风

Một loại hầu phong. Cổ họng sưng đau, lở loét, có mủ. Kèm theo các đặc điểm là hôi miệng, nuốt nước miếng khó khăn, phát sốt. Nguyên nhân do hỏa nhiệt thịnh ở bên trong, bên ngoài thì cảm phong tà mà phát bệnh.

- LẠN HẦU SA 烂喉痧

Một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thường phát vào hai mùa đông xuân, do thở hít khí dịch độc từ miệng mũi mà vào cùng nung nấu với nhiệt khí tích chứa ở Phế Vị mà thành bệnh. Chứng trạng chủ yếu là họng lở loét gây đau đớn, ngoài da nổi nốt như sởi (đan sa), cho nên còn gọi là Lạn hầu đan sa. Vì có tính chất lây lan, dễ gây thành dịch lưu hành, nên cũng gọi là Dịch hầu hoặc Dịch hầu sa. Bệnh này tức là bệnh Tinh hồng nhiệt mà ngày nay thường nói đến. Còn gọi là Lạn hầu đan sa.

- LẠN HUYỀN PHONG 烂弦风

Tức chứng Nhãn huyền xích lạc.

- LẠN THIỆT BIÊN 烂舌边

Rìa lưỡi lở loét. Xem chứng Thiệt lạn.

- LẠN THOÁI 烂腿

Tức chứng Liêm sang.

- LANG TRUNG 郎中

Tên gọi một chức quan thời phong kiến. Người phương nam cổ đại gọi thầy thuốc là lang trung, danh xưng này cho đến gần đây một số vùng ven ở phương nam vẫn còn gọi.

- LÃNH BÍ 冷秘

Chứng táo bón, môi miệng nhợt nhạt, tay chân không ấm, lưng bụng có cảm giác lạnh, thích ấm sợ lạnh, tiểu trong dài, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch tế vô lực… Nguyên nhân do Tỳ Thận dương hư, âm hàn ngưng kết không đủ sức vận hóa mà phát sinh chứng tiện bí. Còn gọi là hàn kết.

- LÃNH CAM 冷疳

Chứng cam thuộc hàn. Xem chứng Lãnh nhiệt cam.

- LÃNH CỨU 冷灸

Tức chứng Thiên cứu.

- LÃNH ĐÀM 冷痰

Tức chứng Hàn đàm.

- LÃNH HÃN 冷汗

Chứng ra mồ hôi lạnh. Nguyên nhân phần nhiều do âm hư không liễm, cũng do nhiệt tụ ở bên trong, hoặc do đàm gây ra.

- LÃNH HÁO 冷哮

Một loại chứng háo. Trên lâm sàng chia làm hai thể: lãnh háo và nhiệt háo. Lãnh háo có triệu chứng khó thở, trong họng có tiếng kéo cưa, ho mửa ra đàm trong loãng, đờm dãi trắng và có bọt, không khát nước, ngực sườn co thắt khó chịu, sắc mặt xạm tối, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù khẩn. Nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn, hàn ẩm đình trệ ở bên trong, đàm trọc ứ trệ ngăn trở khí đạo mà phát ra hen suyễn.

- LÃNH KHÍ TÂM THỐNG 冷气心痛

Tức chứng Lãnh tâm thống.

- LÃNH LAO 冷痨

Bệnh hư lao của phụ nữ, thuộc chứng âm hàn. Từ rốn trở xuống lạnh và đau, chân tay có lúc lạnh, kinh nguyệt không đều, ăn kém tiêu, đôi khi nôn ọe, có lúc phát nóng, phát rét, đau mỏi khớp xương, hình thể gầy mòn. Nguyên nhân phần nhiều do khí huyết bất túc, tạng phủ bị hư hàn gây nên.

- LÃNH LÂM 冷淋

➊ Chứng lâm do Thận hư, hàn tà nhân đó xâm nhập vào hạ tiêu gây ra. ➋ Chứng tiểu đục như nước vo gạo, tiểu lắt nhắt.

- LÃNH LỴ 冷痢

Còn gọi là Hàn lỵ.

- LÃNH NHIỆT CAM 冷热疳

Tức lãnh cam và nhiệt cam. Nếu là nhiệt thì gọi là nhiệt cam, khi mới phát bệnh, thường thiên về bên ngoài. Nếu là lãnh cam, bệnh thường phát ở bên trong, thiên về hàn. Bệnh tình kéo dài.

- LÃNH PHỤC 冷服

Phương pháp dùng thuốc. Thuốc sau khi sắc xong để nguội rồi mới uống.Thích hợp chữa chứng nhiệt.

- LÃNH QUYẾT 冷厥

Tức Hàn quyết.

- LÃNH TÂM THỐNG 冷心痛

Chứng Tâm thống do Tâm Thận dương hư, âm hàn nội thịnh mà gây ra. Triệu chứng: đột ngột phát cơn đau tim, đau lói ra sau lưng, hoặc lưng đau lói ra tới tim, hoặc đau lâm râm không ngớt, kèm có tay chân, toàn thân lạnh quýu, mồ hôi vã ra, mạch trầm tế vô lực…

- LÃNH THỐNG 冷痛

Là các biểu hiện thuộc lý hàn chứng. Triệu chứng: đau nhức, vùng cục bộ có cảm giác lạnh, thích được xoa ấm. Thường gặp trong các chứng đau dạ dày, đau bụng, tý chứng.

- LÃNH YỂM PHÁP 冷罨法

Phương pháp chườm lạnh, dùng khăn nhúng nước lạnh hoặc sau khi ủ trong nước đá vắt cho ráo, đắp lên chỗ đau. Thường dùng để chữa các chứng sốt cao hoặc chảy máu cam.

- LAO BỆNH 痨病

Tức chứng Lao sái.

- LAO CHÚ 痨疰

Tên riêng của bệnh lao sái (chú: náu vào, trú ngụ lâu dài); hình dung bệnh tình lao sái kéo dài và có thể lây lan cho người khác.

- LAO CHƯNG 劳蒸

Tức Chưng bệnh.

- LAO GIẢ ÔN CHI 劳者温之

Chứng do mệt mỏi quá sức hoặc sau khi mắc bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, xuất hiện chứng dương khí suy hư. Nên dùng các loại thuốc có vị ngọt, tính ôn để điều bổ.

- LAO KHÁI 劳咳

Tức chứng Lao thấu.

- LAO KHIẾP 劳怯

Tức Hư lao.

- LAO LÂM 劳淋

Chứng lâm (hiện tượng tiểu gắt, tiểu buốt) kéo dài không khỏi, hễ lao động là tái phát.

- LAO MẠCH 牢脉

Một loại mạch tượng. Mạch đến thực, đại, huyền, trường, phải ấn mạnh tay mới thấy, rắn chắc không di chuyển. Mạch này thường gặp ở bệnh âm hàn tích tụ, như các loại trưng hà, bĩ khối, sán khí…

- LAO NGƯỢC 劳疟

Đặc điểm của bệnh: Hơi rét, hơi nóng, thường phát về sáng sớm, hoặc phát về ban đêm, khí hư, nhiều mồ hôi, ăn uống kém; có khi đã hết cơn sốt rét, nhưng do mệt nhọc lại tái phát bệnh. Do sốt rét lâu ngày làm cho thân thể suy nhược sắp biến thành hư lao. Hoặc do bệnh lâu ngày biến thành lao tổn, khí huyết đều hư mà sinh ra sốt rét, cũng gọi là lao ngược. Còn gọi là Ngược lao.

- LAO NHIỆT 痨热

Chứng bệnh do hư lao. Thường thấy các chứng nóng trong xương, sốt cơn, ngũ tâm phiền nhiệt. Chủ yếu do khí huyết hao tổn, hoặc dương suy âm hư mà phát bệnh.

- LAO PHỤC 劳复

Chỉ tình trạng bệnh mới khỏi, khí huyết còn chưa khôi phục hoặc dư tà chưa giải ra hết mà lại phải lao động mệt nhọc quá độ, cũng có khi do ăn uống không giữ gìn, hoặc do thất tình, hoặc rượu chè, phòng lao… làm cho bệnh tật tái phát.

- LAO QUYỆN 劳倦

(Lao: Lao tổn; Quyện: Mỏi mệt). Người mệt mỏi uể oải, lười nói, làm nặng thì suyễn thở, ngoài da có cảm giác nóng, tự ra mồ hôi, tâm phiền không yên. Nhân tố dẫn đến chứng lao quyện là nội thương do thất tình, lại thêm làm việc nghỉ ngơi không điều độ, làm tổn thương Tỳ khí, khí suy hỏa vượng mà phát sinh bệnh.

- LAO SÁI 劳瘵

Loại bệnh lao phổi mạn tính có tính chất truyền nhiễm. Triệu chứng: Sợ lạnh, sốt cơn, ho khạc ra máu, ăn uống kém, sụt cân, người mệt mỏi, yếu sức, tự ra mồ hôi, hoặc mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Lao sái còn được dùng để chỉ chứng hư tổn giai đoạn bệnh nặng.

- LAO SÁI 痨瘵

Tức chứng Lao sái 劳瘵.

- LAO SANG 痨疮

Mụn nhọt do lao (Lao: tên gọi chung cho bệnh kết hạch); trong đó thường gặp là loa lịch (tràng nhạc).

- LAO TẮC KHÍ HAO 劳则气耗

Tình trạng mệt nhọc quá độ, hao tổn tinh khí. Thường thấy các chứng người mệt mỏi, yếu sức, tinh thần uể oải.

- LAO THẤU 劳嗽

Chứng ho do Phế lao, hoặc do nhọc mệt quá sức, hoặc do tửu sắc quá độ, làm tổn thương nội tạng gây ra.

- LAO THỦY 劳水

Tức Cam lan thủy.

- LAO THƯƠNG 劳伤

Tức chứng Lao quyện.

- LÃO ĐÀM 老痰

Một loại đàm chứng. Biểu hiện là đờm kết thành cục, vướng ở trong cổ họng, đồng thời kèm có miệng khô, họng ráo, ho, suyễn thở, sắc mặt trắng không tươi. Do hỏa tà hun đốt bốc lên trên gây uất kết ở Phế, tân dịch ngưng trệ hóa thành đờm.

- LÃO HOÀNG ĐÀI 老黄苔

Chỉ rêu lưỡi vàng dày mà thô. Thường gặp trong các chứng Trường Vị nhiệt thịnh, tân dịch bị tổn thương.

- LÃO LÂM 老淋

Chứng tiểu gắt, buốt ở người lớn tuổi.

- LÃO PHỤ HÀNH KINH 老妇行经

Hiện tượng người phụ nữ tuổi đã quá 50 mà vẫn còn hành kinh. Nếu kinh đến đúng chu kỳ mà không có các dấu hiệu bệnh tật nào khác, đó là do khí huyết thịnh vượng; Nếu kinh đi sai kỳ, một tháng có 2~3 lần, lượng kinh nhiều, thường do khí hư, Can Thận bất túc, Xung, Nhâm hư tổn, khiến cho huyết không được thống nhiếp mà phát bệnh.

- LÃO THỬ SANG 老鼠疮

Tức chứng Tràng nhạc.

- LẶC THƯ 肋疽

Nhọt mọc ở xương sườn. Vùng da chỗ bệnh sưng to như hạt mơ, hạt mận, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sậm, đau, hoặc đau lan lên khuỷu tay hoặc lên vai. Nguyên nhân do Can kinh có hỏa độc kết tụ, khí huyết bị độc tà ngăn trở mà phát bệnh.

- LÂM 淋

Tình trạng tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt và đi tiểu khó, nước tiểu nhỏ giọt không dứt. Nguyên nhân phần lớn do thấp nhiệt lưu chú ở Bàng quang hoặc trung khí hạ hãm, hoặc Thận hư khí hóa vô lực mà phát bệnh.

- LÂM BÍ 淋秘

Tiểu tiện đau buốt, nhỏ giọt không thông, nặng thì bí tiểu.

- LÂM CHỨNG CHỈ NAM Y ÁN 临症指南医案

1746, Diệp Quế (Thiên Sĩ), đời Thanh, Trung Quốc. Gồm 10 quyển. Tập hợp những y án của Diệp Quế, phân chia thành nhiều môn. Tiếp thu được những điều sở trường của các thầy thuốc nhiều đời, nhất là về ôn bệnh, tạp bệnh và nhi khoa, tác giả có nhiều ý kiến sáng tạo.

- LÂM CHỨNG 淋症

Những triệu chứng về tiểu tiện, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu  nhỏ giọt… gọi chung là lâm chứng. Bệnh này chia làm năm loại: Thạch lâm, Khí lâm, Cao lâm, Lao lâm, Huyết lâm. Bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc sỏi đường tiểu, lao thận, đái ra dưỡng trấp, viêm tiền liệt tuyến… Nguyên nhân thường do thấp nhiệt tích ở hạ tiêu, thấm vào bàng quang hoặc do Thận hư mà thấp trọc rót xuống, khí hóa không lợi gây nên. Năm bệnh lâm nói trên, mỗi bệnh đều có nguyên nhân khác nhau.

 

- LÂM GIA 淋家

Người vốn có các bệnh tiểu tiện nhỏ giọt, tiểu lắt nhắt, lượng ít, khi tiểu tiện đau buốt niệu đạo.

- LÂM THỤY TIỀN PHỤC 临睡前服

Cách dùng thuốc. Chỉ uống thuốc trước khi đi ngủ. Thích hợp cho các chứng ngực sườn có tích trệ.

- LÂM TRỌC 淋浊

➊ Từ chung để chỉ lâm chứng và trọc bệnh. ➋ Một loại bệnh. Triệu chứng: khi đi tiểu đau dương vật, tinh ra đục, nhỏ giọt như mủ, có mùi tanh hôi.

- LẬP PHÁP XỬ PHƯƠNG 立法处方

Vận dụng nguyên tắc điều trị, xác định phương hướng rồi mới đưa ra phương thuốc phù hợp để điều trị bệnh tật.

- LẬP TRÌ 立迟

Bệnh lý ở trẻ em, do sự phát dục bị trở ngại. Trẻ sau khi được 1 tuổi mà vẫn không thể đứng được. Nguyên nhân có thể do Can Thận hư nhược, hoặc suy dinh dưỡng (do nuôi nấng không hợp lý) làm ảnh hưởng sự phát triển của gân xương nên phát bệnh.

- LẬT TỬ TRĨ 栗子痔

Bệnh trĩ. Búi trĩ có hình dáng như hạt dẻ, màu đỏ tím.

- LÂU CÔ THOÁN 蝼蛄窜

Xương cổ tay và phía trước cánh tay kết hạch. Đây là một loại lưu đàm. Nguyên nhân do hạch lở ở bên trong có ngòi giống như dế nhũi đào hang, nên mới có tên gọi.

- LẬU ĐỂ THƯƠNG HÀN 漏底伤寒

Bệnh ngoại cảm. Trong lúc phát bệnh thường kèm có triệu chứng hễ ăn vào thì lập tức tiêu chảy.

- LẬU HÃN 漏汗

Hiện tượng mồ hôi ra quá nhiều đến nỗi tổn thương dương khí, vệ khí hư không bền. Vì ra nhiều mồ hôi, không những dương khí bất túc mà còn làm cho tân dịch hao tổn, cho nên thường kèm theo hiện tượng tiểu sẻn ít, tiểu khó, chân tay co giật nhẹ, các khớp co duỗi khó…

- LẬU HẠNG 漏项

Chỉ tràng nhạc lở loét ở vùng cổ gáy.

- LẬU HẠ 漏下

Tức Băng lậu.

- LẬU LỊCH 漏疬

Chỉ chứng tràng nhạc sau khi vỡ miệng có ngòi.

- LẬU SANG 漏疮

Tức chứng Giang lậu.

- LẬU THỰC TIẾT 漏食泄

Tức chứng Lộc thực tả.

- LẬU TÌNH 漏睛

Bệnh ở khóe mắt trong. Triệu chứng: Khóe mắt sưng đỏ, dần dần phát triển thành nhọt, vỡ mủ, hoặc vùng khóe mắt nơi tiếp giáp với sống mũi nổi hạch sưng đỏ ấn vào đau nhói, hóa mủ, mủ tiết ra theo tuyến lệ (tương tự bệnh viêm tuyến lệ). Nguyên nhân do Can kinh phong nhiệt hoặc Tâm hỏa bốc mạnh gây nên. Còn gọi là Tí lậu.

- LÊ HẮC BAN 黧黑斑

Chứng nám mặt, một trong các bệnh ngoài da. Bệnh thường phát trên da mặt, phụ nữ hay gặp. Trên da mặt có từng đốm màu vàng nâu khi đậm khi nhạt, hình dạng lớn nhỏ không đồng đều, nám khô không tươi, mép nổi rõ. Nguyên nhân do Thận khuy hỏa vượng, huyết hư không nuôi dưỡng cho da mặt, hoặc do hỏa táo kết trệ hoặc Can uất khí trệ gây ra.

- LÊ HỮU TRÁC 梨友卓 (HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG)

1724 – 1791. Đời Hậu Lê, danh y Lê Hữu Trác biên soạn. Bộ sách ‘Hải Thượng tôngtâm lĩnh’ gồm 28 tập, 66 quyển, nội dung gồm:

1. Tập đầu: Có bài tựa, Phàm lệ mục lục và ‘Y nghiệp thần chương’ nói về nghề y, thái độ tư cách, khái quát bộ sách và tập thơ ‘Y lý thâu nhàn’.

2- Tập ‘Nội kinh yếu chỉ’: Nêu khái yếu về cuốn Nội kinh.

3. Tập ‘Y gia quan miện’: Khái niệm về âm dương, ngũ hành, quẻ số, can chi, mạch yếu.

4. Tập ‘Y hải cầu nguyên’: Soạn những lời thiết yếu của các tiên hiền, chú giải kỹ để làm rõ những điều huyền bí.

5. Tập ‘Huyền tẫn phát vi’: Nói về ‘Tiên thiên’, âm dương, thủy hỏa và cách phân biệt chứng trạng, dùng thuốc.

6- Tập ‘Khôn hóa thái chân’: Nói về ‘Hậu thiên’ nguồn gốc của khí huyết, cách luận bệnh xử phương.

7- Tập ‘Đạo lưu dự vận’: Đem các ý nghĩ còn nghi hoặc, chưa rõ nghĩa trong các sách, cùng với những chỗ người xưa chưa nói đến để biện luận rõ ràng mà bổ sung vào những chỗ còn thiếu sót.

8. Tập ‘Vận khí bí điển’: Chọn lấy bài phú Chiêm vận, phong giác của họ Vương và thiên Ngọc lịch, ngũ hành, chia ra cách xem mây, xem gió, chủ vận, khách vận, chủ khí, khách khí, lập thành từng cách nghiệm đoán.

9. Tập ‘Dược phẩm vậng yếu: Chọn lấy 150 vị thuốc thường dùng trong ‘Bản thảo’, chia làm 5 bộ để tiện tra khảo.

10- Tập ‘Lĩnh Nam bản thảo’: Soạn các vị thuốc cây cỏ ở Lĩnh Nam (bao gồm Việt Nam và miền Nam Trung quốc), chia thành môn loại, chú thích tính chất, cách chữa, cách thu hái…

11- Tập ‘Ngoại cảm thông trị:’ Bàn về nước Nam ta không có bệnh thương hàn, mắc bệnh ngoại tà, đều là bệnh cảm mạo, tác giả không theo hình chứng lục kinh của ‘Thương hàn luận’ nhưng Lãn Ông đã sáng chế ra 3 phương giải biểu, 6 phương hòa lý để chữa tất cả các bệnh ngoại cảm.

12- Tập ‘Bách bệnh cơ yếu’: Chọn lấy các bệnh, môn trong sách kinh điển, xét nguyên nhân, cơ chế bệnh, phân biệt chứng trạng hư thực, tiên lượng cách chữa, xử phương, dụng dược.

13. Tập ‘Y trung quan miện’: Ghi lại những điều hay mà tác giả đã lĩnh hội được ý nghĩa sâu sắc, những điểm cốt yếu.

14. Tập ‘Phụ đạo xán nhiên’: Chọn lọc trong các sách phụ khoa những vấn đề về kinh nguyệt, đới hạ, thai, sản… lấy những điểm thiết thực cốt yếu, bỏ chỗ rườm rà… đồng thời bổ sung thêm những ý kiến của tác giả.

15. Tập ‘Tọa thảo lương mô’: Nói về phần sản khoa. Tác giả đã biên soạn, sắp xếp lại, bổ sung hoàn chỉnh hơn.

16. Tập ‘Ấu ấu tu tri’: Nói về nhi khoa. Tác giả đã biên soạn lại, xét nguyên nhân cơ chế bệnh sinh, phân biệt chứng trạng cách chữa, xử phương làm chỗ cốt yếu và thêm phần tâm đắc.

17. Tập ‘Mộng trung giác đậu’: Trình bày đầy đủ các kiến thức về bệnh Đậu… và bổ sung thêm kinh nghiệm đặc sắc phong phú.

18. Tập ‘Ma chẩn chuẩn thằng’: Soạn các phương pháp và kinh nghiệm tâm đắc trong điều trị bệnh sởi.

19. Tập ‘Tâm đắc thần phương’: Tác giả đã chọn lọc ra các phương thuốc thần diệu có trong ‘Phùng Thị cẩm nang để đưa ra ứng dụng trên lâm sàng.

20. Tập ‘Hiệu phỏng tân phương’: Ghi lại các phương thuốc đáp ứng với tình thế khó khăn mà tác giả đã gặp trên lâm sàng.

21. Tập ‘Bách gia trân tàng’: Tiếp thu bí phương của ông ngoại truyền lại cùng thu thập các phương thuốc quý, chữa được nhiều bệnh khó.

22. Tập ‘Hành giản trân nhu’: Chọn lấy các bài thuốc có những vị thuốc Nam, thuốc Bắc thông thường, dễ kiếm, tiện dùng.

23. Tập ‘Y phương hải hội’: Tập hợp soạn các thang tễ, hoàn tễ trong các sách, rườm rà thì giảm đi, thiếu thì bổ sung thêm.

24. Tập ‘Y án, Dương án’: Tập hợp ghi lại các tâm đắc suy nghĩ về những bệnh án nguy nan mà đã chữa thành công.

25. Tập ‘Y án, Âm án’: Tập hợp và ghi lại những bệnh án bệnh nặng, khó, tình thế tuyệt vọng dù cố hết sức mà không đạt được kết quả để rút kinh nghiệm.

26. Tập ‘Truyền tâm bí chỉ’ (còn gọi là Châu ngọc cách ngôn): Biện luận rõ ràng đầy đủ những nghĩa lý sâu xa trong sách, những chỗ tinh hoa của y thuật.

27. Tập Vĩ (cuối) là cuốn Thượng kinh ký sự: Thuật lại cuộc lên kinh thành chữa bệnh cho Chúa Trịnh. Chỉ với giá trị sử học, văn học của cuốn ký sự này đã làm cho sự nghiệp văn chương của Hải Thượng Lãn Ông nổi danh không kém gì sự nghiệp y học của tác giả. Về sau đã thu thập được nốt 2 cuốn là ‘Nữ công thắng lãm’ và ‘Vệ sinh yếu quyết’.

Pho sách ‘Bách khoa thư về Đông y ‘Lãn Ông tâm lĩnh’ được coi là 28 viên ngọc quý, 28 vị sao (nhị thập bát tú) của bầu trời y học phương Đông và là công trình y học cổ truyền đồ sộ nhất của Việt Nam.

- LỆ 疠

➊ Những nhân tố gây bệnh mang tính truyền nhiễm. Còn gọi là Lệ khí, Dịch lệ chi khí, Dị khí, tạp khí, Độc khí.  ➋Loại tà khí có tính chất truyền nhiễm ác liệt (lệ: ác liệt).➌ Bệnh cùi hủi (Ma phong).

 - LỆ 

Nước mắt. Một trong ngũ dịch. Có tác dụng làm nhuận ướt và làm sạch kết mạc. Có quan hệ với tạng Can (Nước mắt là dịch của Can).

- LỆ DƯƠNG PHONG 疠疡风

Chứng lang ben (Hoa ban tiễn). Thường phát ở hai bên cổ họng, lưng ngực, dưới nách. Màu đỏ hoặc trắng, nổi thành từng đốm liên tiếp nhau, tạo thành mảng lớn, mùa hạ nặng hơn, mùa đông thì nhẹ. Do phong tà và thấp nhiệt uất ở bì phu mà thành bệnh.

- LỆ KHÍ 疠气

Tức chứng Lệ.

- LỆ KHIẾU 泪窍

Còn gọi là tuyến lệ, hay lệ điểm. Là nơi tiết ra dịch lệ.

- LỆ PHONG 疬风

Bệnh hủi, cùi. Đầu tiên cảm giác nơi bị bệnh tê dại, ngắt nhéo không biết đau, sau đó nổi ban đỏ, tiếp theo là vỡ ra nhưng không có mủ. Bệnh lâu ngày có thể lan tỏa ra toàn thân dẫn đến rụng lông mày, mắt kém, mũi vẹt, môi cong, xuyên thủng lòng bàn chân. Là những chứng rất nặng. Do tân dịch vơi cạn lại cảm nhiễm phong độc ác liệt, hoặc do tiếp xúc với người có bệnh. Tà khí nhân đó mà xâm nhập vào cơ phu ứ đọng lâu ngày. Bên trong ngấm vào huyết mạch mà phát bệnh. Còn gọi là Ma phong, Đại ma phong, Lại đại phong.

- LỆ UNG 戾痈

Loại mụn nhọt sinh ra ở hai bên cạnh mu bàn chân, hình dáng giống như hạt táo nhỏ, bệnh tình khá nặng (vì thế gọi là Lệ ung). Do túc tam âm kinh suy tổn gây nên.

Nếu sưng đỏ đau, vỡ mủ, khi hết mủ mà thấy mụn không đen, thuộc thấp nhiệt thiên thịnh, là chứng thuận.

Nếu hơi đỏ mà sưng, sau khi vỡ ra mủ lẫn nước trong, thuộc âm hàn ngưng trệ, rất khó liền miệng.

Màu mụn đen sạm, sưng mềm, không có đầu, đau mà không hóa mủ, kèm theo nóng lạnh, tâm phiền, khát nước, tiểu tiện nhỏ giọt, là bệnh nguy hiểm.

- LỊCH 疬

Tức Loa lịch.

- LỊCH BÀO SINH 沥胞生

Tương đương với lúc sắp sinh, giai đoạn vỡ nước ối.

- LỊCH THANH SANG 沥青疮

Chứng ngoài da nổi mẩn như mụn nước do tiếp xúc với nhựa đường (dầu hắc) mà gây bệnh. Thường thấy ở những nơi cơ thể lộ ra bên ngoài như: mặt, cổ gáy, ngón tay và vùng phía trước cẳng tay. Lúc mới phát thấy da nổi bớt đỏ sáng bóng, có cảm giác nóng rát hoặc ngứa ngáy, tiếp theo là sưng trướng, sau khi vỡ thì chảy nước.

- LỊCH TIẾT 历节

Tức Lịch tiết phong.

- LỊCH TIẾT PHONG 历节风

Đặc điểm của bệnh là các khớp sưng nóng đỏ và đau kịch liệt, không thể co duỗi được. Nguyên nhân do hàn thấp tà, xâm phạm vào khớp xương gây nên. Còn gọi là Lịch tiết.

- LỊCH TỬ CẢNH 疬子颈

Tức chứng Loa lịch.

- LỊCH TƯƠNG SẢN 沥浆产

Tức chứng Lịch tương sinh.

- LỊCH TƯƠNG SINH 沥浆生

Tương đương với lúc sắp sinh, giai đoạn vỡ nước ối.

- LIÊM SANG 臁疮

Chứng lở loét ở cẳng chân. Nguyên nhân phần nhiều do thấp nhiệt hạ chú, ứ huyết ngưng trệ ở kinh lạc mà gây ra. Vùng cục bộ thường bị rách hoặc chảy nước.

- LIỄM ÂM 敛阴

Phương pháp dùng các thuốc có vị chua chát, có tác dụng thu liễm âm khí để điều trị. Thích hợp chữa các bệnh nhiệt tính làm cho âm và tân dịch hao tán mà bệnh tà đã suy giảm. Gặp trong trường hợp sốt đã lui, thèm ăn uống, nhưng về đêm còn ra mồ hôi.

- LIỄM HÃN CỐ BIỂU 敛汗固表

Một trong các phép thu sáp. Phương pháp chữa chứng nhiều mồ hôi do biểu hư. Thường dùng chữa các chứng tự ra mồ hôi do dương hư hoặc ra mồ hôi trộm do âm hư. Trên lâm sàng thường dùng các thuốc bổ (bổ khí hoặc bổ âm) kết hợp với thuốc thu liễm để chữa.

- LIỄM PHẾ CHỈ KHÁI 敛肺止咳

Một trong các phép thu sáp. Là phương pháp chữa ho kéo dài do Phế hư. Thích hợp chữa chứng ho khan lâu ngày, ít đờm, thở gấp, tự ra mồ hôi, miệng lưỡi khô ráo, mạch sác vô lực.

- LIÊN MI SANG 链眉疮

Tức chứng Luyến mi sang.

- LIÊN TỬ LỊCH 莲子疬

Tức chứng loa lịch, kết khối mọc thành đám, hình giống như hạt sen.

- LIÊN TỬ PHÁT 莲子发

Tức chứng ung nhọt, mọc ở bả vai. Một trong các chứng phát bối. Khi mới phát có đầu hình như hạt sen.

- LINH DƯỢC 灵药

Phương pháp dùng các vị thuốc khoáng vật kim loại qua chế biến thăng hoa tạo nên dạng thuốc Thăng đơn, Giáng đơn.

Công thức chế Thăng đơn là: Thủy ngân, Hỏa tiêu, Bạch phàn, Hùng hoàng, Chu sa đều 5 đồng cân, Tạo phàn 6 đồng cân (‘Tiểu Thăng đơn’ chỉ dùng Thủy ngân 1 lạng, Hỏa tiêu 7 đồng cân, Bạch phàn 8 đồng cân).

Công thức chế ‘Bạch Giáng đơn’ là: Chu sa, Hùng hoàng đều 2 đồng cân, Thủy ngân 1 lạng, Bằng sa 5 đồng cân, Hỏa tiêu, Thực diêm, Bạch phàn, Tạo phàn đều 1 lạng 5 đồng cân.

Thăng đơn màu đỏ gọi là Hồng Thăng đơn, màu vàng gọi là Hoàng Thăng đơn. Thăng đơn là đặt vật liệu ở đáy dụng cụ, thuốc được thăng hoa sẽ đọng lại ở bề mặt dụng cụ (nắp).

Giáng đơn là đặt dược liệu ở bề mặt (nắp) dụng cụ, kết tinh của thuốc sẽ đọng lại ở đáy dụng cụ.

Chế Thăng đơn, Giáng đơn rất phức tạp.

- LINH QUI BÁT PHÁP 灵龟八法

Tức Linh qui phi đằng.

- LINH QUI PHI ĐẰNG 灵龟飞藤

Phương pháp chọn huyệt trong châm cứu cổ đại. Lấy tám huyệt trong kỳ kinh bát mạch làm cơ sở, phối hợp với bát quái, cửu cung, thiên can và địa chi, ngày giờ khác nhau. Dựa vào tình trạng suy vượng của khí huyết trong cơ thể để tính xem ngày nào, giờ nào nên chọn châm huyệt nào trong kỳ kinh bát mạch (mỗi lần chọn châm một huyệt làm chủ huyệt và một huyệt phối hợp)

Phương pháp này trên lâm sàng có hiệu quả nhất định, nhưng cách lựa chọn huyệt chữa bệnh đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm vững các kiến thức của dịch lý, bát quái, cửu cung, và lục thập hoa giáp mới có thể dùng có hiệu quả. Còn gọi là Linh qui bát pháp, Phi đằng bát pháp, Kỳ kinh nạp quái pháp.

- LOA CÁI Ế 螺盖翳

Tức chứng Toàn loa đột khởi.

- LOA ĐINH 螺疔

Chứng đinh nhọt mọc ở vân tay của ngón tay.

- LOA LỊCH 瘰疬

Chứng kết hạch ở cổ. Thường phát ra ở vùng cổ, trước và sau tai, thường nổi ở một bên, đôi khi phát sinh cả hai bên, có khi lan tới dưới hàm, trước ức trên vú hoặc dưới nách, hình dạng lổn nhổn như hạt châu (cho nên có tên là loa lịch). Nguyên nhân do Phế Thận âm hư, hư hỏa nung nấu ở trong luyện dịch thành đờm, đờm và hỏa câu kết ở vùng cổ gáy mà gây bệnh. Thường gặp ở trẻ em thể lực yếu. Biểu hiện lâm sàng: Thoạt tiên mọc lên một hoặc vài cái nhỏ như hạt đậu kết tụ không đau cũng không nóng, rồi to dần, hoặc kết thành như sợi chuổi. Màu sắc da không thay đổi, ấn vào cứng rắn, xô đẩy thấy di chuyển. Bệnh để lâu mới thấy hơi đau, kết khối dính nhau từng mảng, khối đó ấn vào không di động. Sau khi vỡ, ra mủ loãng như đờm hoặc như bã đậu, lâu ngày không liền miệng, giống như mạch lươn, hoặc có ngòi. Tương đương với viêm hạch bạch huyết hoặc viêm hạch bạch huyết mạn tính của YHHĐ.

- LOẠI KINH 类经

1624, Trương Giới Tân (Cảnh Nhạc), đời Minh, Trung quốc. Tác phẩm gồm 39 quyển, sắp xếp các chương mục của Hoàng Đế Nội kinh Tố vấn và Linh khu kinh thành 12 loại, 390 điều, chú giải và phân tích rất rõ ràng, kèm theo có phần Đồ dực 11 quyển và Phụ dực 4 quyển. Trong việc chú giải, có nhiều ý kiến độc đáo qua kiến thức và kinh nghiệm của bản thân người chú giải. Cũng gọi là ‘Loại kinh đồ dực’.

- LOẠI TIÊU CHỨNG 类消症

Chứng trạng giống như chứng tiêu khát. Thường thấy khát muốn uống nước, nhưng chỉ uống 1~2 hớp rồi thôi, mặt đỏ, người bứt rứt. Nguyên nhân do trung khí hư hàn, hàn thủy tràn lên trên, hư hỏa thượng phù gây ra.

- LOẠI TRÚNG PHONG 类中风

❶ Bệnh trúng phong, phong sinh ra từ bên trong. Nguyên nhân phần lớn do Thận âm bất túc, Tâm hỏa quá thịnh, Can dương thiên kháng, Can phong nội động hoặc do khí hư, khí nghịch, hoặc huyết mạch tý trở, hoặc do đàm thấp ủng thịnh, hóa nhiệt sinh phong mà phát bệnh. Triệu chứng: đột nhiên té ngã, miệng mắt méo lệch, cấm khẩu. Thường gặp trong các chứng trúng phong hay còn gọi là tai biến mạch máu não. ❷ Chứng Phi phong.

- LOAN CẤP 挛急

Tức chứng Câu cấp.

- LOAN TÝ 挛痹

(Loan: gân mạch co rút; Tý: cơ bắp đau đớn tê dại). Chứng tý, có hiện tượng gân mạch co rút, da thịt tê dại, đau nhức hoặc các khớp hoạt động kém linh lợi.

- LONG ĐINH 龙疔

Tức chứng Trung đáp thủ.

- LONG HỎA NỘI PHỒN 龙火内燔

Chứng Thận hỏa thiên kháng (Long hỏa: Thận hỏa, hỏa ở Mệnh môn). Thận là âm tạng, nhưng bên trong chứa cả thủy và hỏa, tức là cả chân âm và dương. Thủy hỏa phải duy trì tương đối thăng bằng. Nếu Thận thủy khuy tổn quá mức có thể dẫn đến Thận hỏa thiên kháng, biến hóa ra bệnh lý âm hư hỏa vượng. Vì công năng bế tàng của Thận mất chức năng nên mới xuất hiện chứng trạng tình dục hưng phấn, di tinh, tảo tiết.

- LONG TUYỀN ĐINH 龙泉疔

Tức Nhân trung đinh.

- LONG THẦN PHÁT 龙唇发

Tức chứng Thần đinh.

- LÔ CHỦY PHONG 驢 嘴风

Tức Thần phong.

- LỖ SANG 虏疮

Tức chứng Thiên hoa.

- LỖ SANG 鲁疮

Tức chứng Thiên hoa.

- LỘ 露

Phương pháp bào chế. Cho dược liệu vào trong nồi chưng cất, đổ nước vào nấu. Qua một thời gian thì thu được một chất nước tinh khiết trong suốt gọi là lộ.

- LỘC THỰC TẢ 禄食泻

Sau khi ăn xong thì ruột sôi, bụng đau quặn, muốn đại tiện, sau khi đi xong thì có cảm giác khoan khoái, bệnh kéo dài khó khỏi. Nguyên nhân phần lớn do Tỳ Vị hư nhược gây ra.

- LÔI CÔNG BÀO CHÍCH LUẬN 雷公炮灸论

588, Lưu Tống, Lôi Hiệu. Gồm 3 quyển. Chuyên giới thiệu kỹ thuật bào chế thuốc. Nguyên bản đã thất truyền, chỉ còn lại từng phần tản mạn trong cuốn ‘Chứng loại bản thảo’ do đời sau sưu tập.

- LÔI ĐẦU PHONG 雷头风

Chứng đầu mặt kết khối sưng đau, hoặc sợ lạnh, phát sốt, hoặc đau đầu, trong đầu như có tiếng sấm. Nguyên nhân phần nhiều do phong tà từ bên ngoài xâm nhập vào, hoặc do đàm nhiệt sinh phong gây ra.

- LỘNG SẢN 弄产

Phụ nữ sau khi mang thai, thai máy động nhưng không thấy các dấu hiệu gì khác. Đây là một trong các điềm báo cho biết sắp sanh. Thường hay gặp trên lâm sàng.

- LỘNG THIỆT 弄舌

Chứng lưỡi thè ra ngoài. Nguyên nhân do Tâm Tỳ tích nhiệt hoặc Tỳ Thận hư nhiệt gây ra.

- LỢI KHÍ 利气

Còn gọi là Hành khí, Thông khí, Hóa khí.

- LỢI KHÍ 利气

Còn gọi là Hành khí, Thông khí, Hóa khí.

- LỢI TIỂU TIỆN, THỰC ĐẠI TIỆN 利小便实大便

Phương pháp chữa chứng tiêu chảy do thấp tà gây ra. Tức là thông qua tác dụng kiện Tỳ khử thấp, để làm lợi tiểu tiện, thấp tà bài tiết ra theo đường tiểu tiện để giúp khôi phục lại chức năng đại tiện trở lại bình thường.

- LỢI THẤP 利湿

Phương pháp dùng các thuốc có tác dụng thông lợi tiểu tiện, làm cho thấp tà từ hạ tiêu thấm lợi ra ngoài.

- LỢI THỦY THÔNG LÂM 利水通淋

Một trong những phương pháp chữa các chứng lâm. Dùng những loại dược liệu có tính thông lợi tiểu tiện, để chữa các chứng tiểu gắt, buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu ngắn và chứng tiểu khó khăn…

- LŨ PHỤ 偻附

Bệnh gù lưng. Nguyên nhân do Thận khí suy, gân mạch rã rời mà gây bệnh.

- LỤC ÂM MẠCH 六阴麦

➊ Loại mạch tượng khác lạ về sinh lý. Khi thiết chẩn ở ba bộ vị thốn, quan, xích, thấy mạch đập giống như tế nhược nhưng lại không có dấu hiệu đau ốm gì. Cho nên loại mạch này không phải thuộc bệnh lý. ➋ Chỉ thủ và túc tam âm kinh mạch.

- LỤC BIẾN 六变

➊ Sự biến hóa bệnh lý 6 loại mạch tượng (Cấp, Hoãn, Đại, Tiểu, Hoạt, Sáp). Thiên ‘Tà khí tạng phủ bệnh hình’ (Linh khu): “Bệnh có sáu biến… mạch Cấp phần nhiều là hàn, mạch Hoãn phần nhiều là nhiệt, mạch Đại phần nhiều là khí nhiều huyết ít, mạch Tiểu phần nhiều khí huyết đều ít, mạch Hoạt là dương khí thịnh, mạch Sáp là nhiều huyết ít khí, hơi có hàn. 6 tên mạch ghi ở đây là hình tượng mạch đập chứ không phải chỉ về sự nhanh chậm”.

a/ Cấp (huyền khẩn), thường gặp ở ngoại cảm hàn tà.

b/ Hoãn (thong thả mà dài), chủ về khí thịnh hoặc khí nhiệt.

c/ Đại (phù đại) chủ về dương thịnh âm hư, cho nên nói đa khí ít huyết.

d/ Tiểu (tế) chủ về khí huyết đều hư.

đ/ Hoạt (trơn chảy, thông lợi) là mạch tượng khỏe mạch, dương khí vượng thịnh, cũng gặp ở bệnh nhiệt.

e/ Sáp (đều khó khăn) chủ về huyết ứ, do khí hư không vận chuyển hoặc hàn tà ngăn trở khí huyết gây nên.

➋ Sáu cương gồm (Biểu, Lý, Hàn, Nhiệt, Hư, Thực) trong Bát cương.

- LỤC CỰC 六极

Sáu loại bệnh lao thương hư tổn. Tức Huyết cực, Cân cực, Nhục cực, Khí cực, Cốt cực, Tinh cực.

- LỤC DÂM 六淫

Từ gọi chung để chỉ sáu loại nhân tố trái thường gây bệnh là: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa.

- LỤC DƯƠNG MẠCH 六阳脉

➊ Loại mạch tượng khác lạ về sinh lý. Thiết chẩn ở ba bộ thốn, quan, xích, thấy mạch đập tương tự hồng đại nhưng lại không có dấu hiệu ốm đau gì, cho nên loại mạch này không phải là bệnh lý. ➋ Chỉ thủ túc tam dương kinh mạch.

- LỤC HỢP 六合

Xem Thập nhị kinh biệt.

- LỤC KHÍ 六气

➊ Sáu loại khí hậu biến hóa trong bốn mùa như Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa. ➋ Sáu loại vật chất cơ bản duy trì hoạt động của sinh mạng là Tinh, Khí, Tân, Dịch, Huyết, Mạch. Những vật chất này đều do tinh hoa của đồ ăn uống hóa sinh ra cho nên gọi là lục khí.

- LỤC KINH 六经

Tên gọi chung Thái dương kinh, Dương minh kinh, Thiếu dương kinh, Thái âm kinh, Thiếu âm kinh, Quyết âm kinh.

- LỤC KINH BỆNH 六经病

Sách ‘Thương hàn luận đem chứng ngoại cảm nhiệt bệnh phân ra thành sáu loại chứng khác nhau. Sự phân loại sáu loại chứng này tùy theo sự xâm nhập của tà khí vào bộ vị của kinh lạc, mức độ thọ tà nhẹ hay nặng, quá trình tiến triển của bệnh. Tức Thái dương bệnh, Thiếu dương bệnh, Dương minh bệnh, Thái âm bệnh, Thiếu âm bệnh, Quyết âm bệnh. Xuất hiện trong quá trình bệnh ngoại cảm.

- LỤC KINH BIỆN CHỨNG 六经辨证

Một trong những phương pháp biện chứng. Căn cứ vào các biểu hiện bệnh tật ngoại cảm trên lâm sàng, vận dụng bệnh lý, sinh lý và lý luận của lục kinh kết hợp với sự phân tích, quy nạp để phán đoán tình huống của bộ vị, tính chất, chánh tà, thịnh suy của bệnh tật, từ đó  chẩn đoán bệnh.

- LỤC PHONG 绿风

Xem Ngũ phong nội chướng.

- LỤC PHONG NỘI CHƯỚNG 绿风内障

Bệnh Thanh manh, quen gọi là Thông manh. Triệu chứng: đồng tử đục không trong, tán đại, màu xanh nhạt, thị lực không rõ, nhãn cầu trướng đau. Tương đương với chứng Thanh quang nhãn. Nguyên nhân phần nhiều do Can Đởm phong hỏa thăng lên quấy nhiễu, hoặc âm hư dương cang, khí huyết bất hòa gây ra.

- LỤC PHỦ 六腑

Sáu phủ bao gồm: Đởm, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu.

- LỤC PHỦ DĨ THÔNG VI DỤNG 六腑以通为用

Công năng của sáu phủ. Sáu phủ là khí quan chuyển hóa vật, dựa vào sự phân công hợp tác để hoàn thành chức năng tiêu hóa đồ ăn uống, hấp thu, chuyển vận chất tinh vi, bài tiết chất cặn bã… Như Vị giữ vai trò thu nạp tiêu hóa, đưa cặn bã đồ ăn tống xuống đường ruột; Mật tiết ra dịch mật, đón nhận thủy cốc của Tiểu trường, hấp thu và gạn lọc trong đục; Đại trường hấp thu thủy phân và đẩy phân ra ngoài; Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu… Tam tiêu liên hệ với công năng các bộ phận khác, cùng ngấu nhừ thủy cốc, đẩy mạnh năng lực khí hóa và là con đường giao thông chủ yếu về sự thăng giáng và bài tiết thủy dịch… Sáu phủ so với năm tạng có điều khác nhau vì sáu phủ có ra, có vào, có khi thực, có khi hư… đó là một tập thể lớn giữ vai trò xuất nạp, tiêu hóa và chuyển vận. Nếu trái lại sẽ ảnh hưởng tới công năng chuyển hóa vật cho nên mới nói Lục phủ dĩ thông vi dụng.

- LỤC TẠNG 六脏

Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận và Tâm bào lạc hoặc Mệnh môn.

- LỤC THẦN CHI PHỦ 六神之府

Tức não. Là tên gọi khác của trung khu thần kinh cao cấp nó có tác dụng điều khiển các hoạt động của tư duy.

- LỤC UẤT 六郁

Sáu chứng uất là: Khí uất, Huyết uất, Thấp uất, Nhiệt uất, Đờm uất, Thực uất.

- LUNG 癃

➊ Chứng tiểu tiện không thông ➋ Tiểu lắt nhắt. ➌ Tên gọi xưa của chứng Lâm.

- LUNG Á 聋哑

Chứng nhĩ lung (tai ù, tai điếc) và chứng á khẩu (không nói – câm).  Nguyên nhân phần lớn do di chứng sau khi bị bệnh nhiệt, hoặc do tiên thiên bị khuyết hãm mà gây ra.

- LUNG BẾ 癃闭

Các chứng tiểu tiện khó khăn, nặng thì bí tiểu.

Nếu là thực chứng phần nhiều do Phế khí ủng trệ, thấp nhiệt hạ chú hoặc do ứ huyết, do sỏi gây bế tắc niệu đạo mà phát bệnh.

Nếu là hư chứng phần lớn do Tỳ Thận dương hư, tân dịch không được chuyển hóa mà phát bệnh.

- LUNG SÁN 癃疝

Chứng đau vùng bụng dưới, đau lan xuống hòn dái, tiểu không thông.

- LUYẾN MI SANG 恋眉疮

Trẻ sau khi sinh, vùng da chỗ mi mắt lở loét, chảy nước, kết mày, rụng vảy, hình dáng như nấm, lúc nhẹ lúc nặng, kéo dài khó khỏi.

- LỮ 膂

Bắp thăn lưng (hai bên cột sống). Còn gọi là Lữ cân.

- LỮ CÂN 膂筋

Xem mục Lữ.

- LỮ CỐT 膂骨

➊ Các đốt xương sống. ➋ Đốt xương sống nổi cao nhất sau lưng.

- LƯƠNG CÔNG 良工

Thầy thuốc có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao.

- LƯƠNG HUYẾT 凉血

Một trong những phép thanh nhiệt. Là phương pháp thanh nhiệt tà ở phần huyết. Thích hợp chữa các bệnh nhiệt tính, khi nhiệt tà nhập vào phần huyết, bức huyết đi càn. Thường thấy nôn ói ra máu, chảy máu mũi, đại tiện ra máu, hôn mê, nói sảng, màu lưỡi đỏ tía, hoặc nổi ban màu tía đen…

- LƯƠNG HUYẾT GIẢI ĐỘC 凉血解毒

Phương pháp dùng các loại thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Để chữa các bệnh chứng như ôn dịch, ôn độc, nhiệt độc ủng thịnh mà phát bệnh.

- LƯƠNG HUYẾT HÓA BAN 凉血化班

Tức Thấu ban.

- LƯƠNG HUYẾT TÁN HUYẾT凉血散血

Tức Lương huyết.

- LƯƠNG KHAI 凉开

Giống như Thanh nhiệt khai khiếu.

- LƯƠNG TÁO 凉燥

Tức Nhuận táo.

- LƯỠNG ÂM GIAO TẬN 两阴交尽

Tức Quyết âm.

- LƯỠNG CẢM THƯƠNG HÀN  两感伤寒

Chỉ các kinh dương và kinh âm cùng cảm nhiễm hàn tà mà phát bệnh.

- LƯỠNG DƯƠNG HỢP MINH 两阳合明

Tức dương minh.

- LƯỠNG HIẾP CÂU CẤP 两胁拘急

Chứng hai bên hông sườn có cảm giác đau không thoải mái. Nguyên nhân phần nhiều do thủy ẩm kết tụ ở hai bên sườn, hoặc Can khí uất kết.

- LƯỠNG HƯ TƯƠNG ĐẮC 两虚相得

Nguyên nhân do sức đề kháng của cơ thể thấp, ngoại tà nhân hư mà xâm nhập, gây ra bệnh.

- LƯỠNG LIỄM NIÊM TINH 两睑粘睛

Tức chứng Tỳ nhục niêm luân.

- LƯU ẨM 留饮

Một loại bệnh đàm ẩm… Do tích trệ lưu ở các bộ vị không giống nhau, các chứng trạng cũng khác nhau. Như ẩm đọng ở ngực sườn thì thấy hen suyễn, hơi thở ngắn; Ẩm tích ở các khớp, thấy các khớp đau nhức… Nguyên nhân do Thủy ấm ứ đọng lâu ngày không hóa, lưu lại không đi.

- LƯU CHÂM 留针

Thủ pháp châm cứu. Sau khi châm kim vào huyệt vị, khi đã có cảm giác đắc khí, để kim lại tại chỗ một lát sau mới rút kim. Thời gian lưu kim mau hay lâu, có thể căn cứ vào tình huống cụ thể mà quyết định.

- LƯU CHÚ 流注

Các bệnh tật phát sinh ở sâu bên trong tế bào của cơ thể gây mủ.

- LƯU CHÚ LỊCH 流注疬

Chứng tràng nhạc phát sinh trong cơ thể.

- LƯU DIÊN 流涎

Chứng nước dãi từ trong miệng tiết ra quá nhiều, chảy ra bên ngoài miệng. Nguyên nhân do Tỳ nhiệt, hoặc Tỳ Vị hư hàn gây nên. Còn gọi là Lưu diên bất thu.

- LƯU ĐÀM 流痰

Bệnh phát ra ở xương khớp. Quá trình diễn biến của chứng này kéo dài, phần nhiều không nóng, không đỏ, cũng không sưng. Sau vài tuần hoặc vài tháng mới biến sưng trướng hơi nổi cao, nhưng không cứng rắn. Lâu ngày mới vỡ, sau khi vỡ chảy nước như bã đậu, khó liền miệng, vùng cơ nhục chung quanh có hiện tượng teo rút.

- LƯU GIẢ CÔNG CHI 留者攻之

Khi bệnh tà lưu trệ trong cơ thể, phải dùng thuốc để công trục nó. Khí, Huyết, Đàm, Thấp đều có thể lưu trệ. Khí trệ nên hành khí; Huyết ứ nên khử ứ hoạt huyết; Đàm ẩm tích trệ thì phải địch đàm hóa ẩm; Thủy thấp lưu trệ phải trục thủy lợi thấp.

LƯU HOÀN TỐ 刘完素 1120 – 1200.

Tự là Thủ Chân, hiệu Thông Huyền xử sĩ, nguyên quán ở huyện Túc Ninh, Hà Bắc, lúc nhỏ vì nạn lụt cả nhà dời đến phủ Hà Gian (nay là Hà Gian, Hà Bắc), cho nên người đời sau cũng gọi ông là Lưu Hà Gian. Về sau, quân Kim xâm lược xuống miền Nam, diệt nhà Bắc Tống, dân chúng trở thành dân nhà Kim, ông là người đứng đầu trong ‘Tứ đại gia’ đời Kim, Nguyên, nhân vật đại biểu cho phái Hàn lương. Ông xuất thân ở nhà nghèo khổ, năm mười lăm tuổi mẹ bệnh, ba lần rước thầy trị không khỏi nên chết. Ông quyết lòng học y, trước theo thầy Trần Hy Di, được thầy truyền nghề. Năm 25 tuổi bắt đầu nghiên cứu sâu quyển ‘Tố vấn’, suốt ngày không rời sách đến năm 60 tuổi, nắm được chỗ yếu diệu của sách. Hơn nửa đời người, ông hành nghề ở mạn Hà Bắc. Cửa nhà ông ồn ào như chợ, người đến xin trị bệnh đông đúc. Một số bệnh nhân sốt cao hôn mê bất tỉnh được ông châm kim và cho uống thuốc rất mau khỏi, ông cũng thường đi khắp nơi xem mạch, cho thuốc. Vì y thuật của ông cao minh, vua Kim Chương Tông Hoàn Nhan Cảnh từng ba lần triệu ông ra làm quan, ông đều từ chối. Triều đình ban cho ông danh hiệu ‘Cao Thượng tiên sinh’. Đối với học thuyết ‘vận khí’ của sách ‘Nội kinh’ ông có công nghiên cứu sâu dày. Học thuyết này chiếm một vị trí trọng yếu trong tư tưởng học thuật của ông. ‘Vận khí’ là người xưa thông qua quan sát sự chuyển vận của ngũ hành, lục khí để nói lên mối quan hệ giữa tật bệnh với qui luật biến hóa của khí hậu trong tự nhiên ông xác nhận rằng không biết vận khí mà muốn hành y không sai sót là sự ít có vậy’ (Bất tri vận khí nhi cầu y, vô thất giả tiểu hỷ). Vì thế ông hết sức nghiên cứu để kết hợp học thuyết này với việc trị liệu thực tiễn. Ông đem ‘Ngũ vận lục khi’ làm cương lĩnh, phân loại tật bệnh và làm nhân tố gây bệnh, đồng thời dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà chữa trị, ra đơn thuốc. Ông phản đối những người theo học thuyết vận khí một cách máy móc, nghĩ cố định rằng khí nào làm chủ năm nào, tất nhiên phát sinh bệnh nào, và cũng phê phán quan niệm ‘Tú mệnh luận’ cho rằng thân thể người ta phát bệnh là hoàn toàn chịu sự chi phối của ngũ vận lục khí. Quan điểm này của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với y gia đời sau. Trong thời đại ông sinh sống, bệnh nhiệt tính tương đối thịnh hành, cho nên trong lý luận y học, ông đề xướng ‘Hỏa nhiệt luận’, mà khi dùng thuốc trị bệnh ông cũng thiên về ‘Hàn lương’ (thuốc uống cho mát); vì vậy mà đời sau cho ông thuộc ‘Hàn lương phái’. Thời kỳ Tống, Nguyên, một số thầy thuốc chịu ảnh hưởng ‘Cục phương’ (đơn thuốc được Chính phủ chấp nhận), do chính quyền Tống ban định, dùng thuốc phần nhiều thiên về cay nóng. Vì thế mà khi phái hàn lương ra đời, trong giới y học đương thời nổi lên cuộc tranh luận kịch liệt, có một số người cho ông không tuân phép nước, tự bày dị đoan, đề xuất gây khó khăn cho ông. Nhưng thực tế chứng minh rằng lý luận của ông là chính xác. Học thuyết mới do ông sáng lập căn cứ trên tình huống thục tế, chẳng những phong phú hóa kho báu lý luận của y học tổ quốc, điện định cơ sở của học thuyết ‘bệnh nóng’ cho hậu thế, mà còn phấn phát tư tưởng học thuật, đả phá tinh thần bảo thủ đương thời, mở màn cho sự tranh luận y học của thời kỳ Kim, Nguyên, đã cống hiến lớn lao cho vấn đề xúc tiến sự phát triển ngành y học Trung quốc. Ông biên soạn rất nhiều; các sách tiêu biểu cho tư tưởng học thuật của ông chủ yếu có ‘Tố vấn huyền cơ nguyên bệnh thức’; ‘Tuyên minh luận phương’; ‘Tố vấn yếu chỉ’; ‘Thương hàn trực cách’, là những di sản y học quí báu để lại cho đời sau. Ông mất năm 1200, hưởng thọ 80 tuổi.

LƯU HỎA流火

➊ Chứng đan độc phát sinh ở bắp chân. Do thấp hỏa dồn xuống.

➋ Tên riêng của chứng phong tý (vì đau không có vị trí nhất định nên gọi là Lưu hỏa).

LƯU LY THƯ琉璃疽

Tức chứng Thổ lật.

LƯU SẢN  流产

Chứng sanh non. Phụ nữ sau khi mang thai, thai ở trong bụng mẹ chưa đủ ngày tháng mà phải ra khỏi bụng mẹ. Nguyên nhân do khí huyết suy nhược, hoặc Can Thận âm khuy tổn mà gây ra.

- LỰU 瘤

Chỉ nhọt độc mọc ở ngoài da. Thường thấy nổi nhọt sưng to, có gờ mép rõ ràng, khi vỡ hóa mủ, bệnh tình thường kéo dài. Nguyên nhân do thất tình lao dục, lại cảm phải ngoại tà, tạng phủ không điều hòa, tụ ứ mà sinh đàm, theo khí lưu trệ ngưng kết ở cơ biểu mà phát bệnh.

Vì hình dạng và nguyên nhân bệnh khác nhau, nên có chia ra các loại Khí lựu, Nhục lựu, Can lựu, Huyết lựu, Cốt lựu và Chỉ lựu.

- LỰU CHUẾ 瘤赘

Tức chứng Lựu.

- LY KINH MẠCH 离经脉

Loại mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm. Mạch bình thường so với lần hô hấp nhiều gấp 6 lần (tương đương 108 lần/ phút), hoặc ít hơn 2 lần (tương đương 36 lần/ phút) gọi là mạch ly kinh. Mạch đập nhanh trong trường hợp đến lúc sinh của phụ nữ.

- LÝ CẤP HẬU TRỌNG 里急后重

Một trong các triệu chứng của bệnh lỵ. Thấy bụng đau quặn từng cơn như muốn đi đại tiện ngay, hậu môn có cảm giác nặng trằn khó chịu, nhưng khi đi tiêu xong thì không thấy có cảm giác thoải mái. Nguyên nhân phần nhiều do thấp nhiệt khí trệ sinh ra. Thường gặp ở các bệnh kiết lỵ.

LÝ CẢO 李杲  1180  – 1251

Lý Cảo, tự Minh Chi, về già hiệu Đông Viên lão nhân, người đời Kim ở Chân Định (nay là Chính Định, Hà Bắc). Lý Cảo là một trong bốn thầy thuốc lớn của đời Kim, Nguyên, cũng là người đặt cơ sở cho học thuyết ‘Tỳ Vị’ của Trung y.

Ông xuất thân ở một dòng họ hào phú, yêu thích y học từ bé thơ.  Y thuật của ông chủ trương đặc biệt về trị liệu thương hàn (bệnh nóng nội khoa), ung thư, bệnh nhọt lở ngoại khoa) và đau mắt.  Ông ở vào niên đại đúng ngay thời kỳ chiến loạn giữa Kim và Nguyên, binh lửa liên miên, tinh thần người dân bị kích thích, ăn uống thất thường, sinh hoạt không giờ giấc, ấm lạnh không thích hợp, bao nhiêu nhân tố ấy làm phát sinh nhiều bệnh tật, mà số tật bệnh này điều trị bằng phương trị thương hàn thường không có hiệu quả. Với kinh nghiệm thực tiễn, ông nhận thấy rằng các nhân tố này đều có thể làm cho nguyên khí của con người bị tổn thương, sinh ra bệnh nội thương, cho nên ông đề xuất ‘học thuyết nội thương’. Đồng thời, ông viết một quyển ‘Nội ngoại thương biện hoặc luận’ ghi rõ ràng sự phân biệt giữa ‘nội thương nhiệt bệnh’ và ‘ngoại cảm nhiệt bệnh’ Dựa vào sự giãi bày của Trương Nguyên Tố trong học thuyết ‘tạng phủ bệnh cơ’, ông đề xuất chủ trương ‘nội thương Tỳ Vị, bách bệnh do sinh’ (trăm bệnh đều do Tỳ Vị bị tổn thương), đồng thời ông viết một quyển ‘Tỳ Vị luận’ để giới thiệu học thuyết của mình. Tư tưởng chủ đạo của ông là: thổ vi vạn vật chi mẫu, Tỳ Vị vi sinh hóa chi nguyên (đất là mẹ của vạn vật, Tỳ Vị là gốc của sinh hóa). Vì đó mà khi trị liệu bệnh nội thương, ông dùng một lối ‘ôn bổ Tỳ Vị, thăng cử trung khí’ làm phương chủ yếu, đồng thời sáng chế phương thuốc trứ danh ‘Bổ trung ích khí thang’, được y gia  đời sau luôn noi theo áp dụng. Ông mất năm 1251, hưởng thọ bảy mươi mốt tuổi.

- LÝ HÀN 里寒

Một loại bệnh thuộc hàn chứng của tạng phủ. Nguyên nhân phần nhiều do dương khí bất túc, hàn tà từ bên ngoài truyền vào lý gây nên. Chứng trạng chủ yếu: Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng xanh, lưng gối mỏi lạnh, đại tiện phân nát hoặc tiêu lỏng, tiểu tiện trong, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm trì hoặc vi tế.

- LÝ HÀN CÁCH NHIỆT 里寒格热

➊ Do âm dương trong cơ thể mất điều hòa, xuất hiện chứng phần dưới lạnh ngăn cách với phần trên nhiệt. Tuy là hàn chứng, nhưng nếu sau khi cho uống các loại thuốc ôn ấm là lại nôn mửa ra ngay. Cần phải cho uống thuốc sắc xong để nguội. ➋ Tên gọi khác của chứng âm thịnh cách dương.

- LÝ HUYẾT 里血

Phương pháp điều trị bệnh ở huyết phận. Bao gồm năm loại: Bổ huyết, Lương huyết, Ôn huyết, Khử ứ hoạt huyết và Chỉ huyết.

- LÝ HƯ 里虚

Một trong những triệu chứng do tạng phủ khí huyết bất túc, công năng suy thoái. Thường thấy tinh thần mệt mỏi, uể oải, không phấn chấn, đầu choáng, tim đập nhanh, hồi hộp, ăn uống giảm sút, mất ngủ, di mộng tinh, chất lưỡi bệu, mạch hư nhược.

- LÝ KHÍ 理气

Phương hướng điều trị. Vận dụng những vị thuốc có tác dụng hành khí giải uất, bổ trung ích khí, để chữa các bệnh khí trệ, khí nghịch hoặc khí hư. Khí hư thì dùng thuốc bổ trung ích khí (xếp vào loại thuốc bổ khí). Thông thường nói lý khí phần nhiều là đối với loại khí trệ, khí nghịch, có chia ra: Sơ uất lý khí, Hòa Vị lý khí và Giáng nghịch hòa khí. Thuốc lý khí phần nhiều là thơm ráo. Các trường hợp tân dịch khuy tổn nên thận trọng khi sử dụng.

- LÝ LUẬN BIỀN VĂN 理论骈文

1864, Ngô Sư Cơ (An Nghiệp, Thượng Tiên), đời Thanh, Trung quốc, 1 quyển. Giới thiệu phương pháp ngoại trị, chủ yếu là đắp thuốc cao, chứng minh sự nhất trí về nguyên lý và tính chất của nội trị và ngoại trị chứng trạng Trường Vị thực nhiệt, Phế Vị thực nhiệt hoặc Can Đởm uất nhiệt. Chứng trạng chủ yếu là sốt cao, không sợ lạnh lại sợ nóng, khát nước, phiền táo hoặc tâm phiền, đắng miệng, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác hoặc huyền sác có lực.

- LÝ NHIỆT 里热

Các chứng Trường Vị, Phế Vị có thực nhiệt hoặc Can Đởm uất nhiệt. Nguyên nhân do ngoại tà truyền từ bên ngoài vào lý hóa nhiệt hoặc khí uất hóa nhiệt mà gây ra. Chứng thấy phát sốt mà không sợ lạnh, miệng khát, phiền táo, miệng đắng, tiểu vàng sẻn, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hồng sác hoặc huyền sác…

- LÝ THỜI TRÂN 理时珍 1513 – 1593

Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của Trung Quốc xưa và của cả thế giới, có viết quyển sách y dược học nổi danh ‘Bản thảo cươngmục’. Ông là con nhà thế y. Nguyện vọng của ông là trở nên một thầy thuốc cứu người đời giống như cha ông nhưng trong dân gian, địa vị người thấy thuốc rất thấp, nhà họ thường bị quan lại khinh khi, vì vậy, cha ông quyết định cho ông học thi cử làm quan cho có địa vị với người ta. Ông không dám cãi ý cha. Năm 14 tuổi, ông đỗ tú tài. Sau đó, ba lần thi cử nhân đều không đỗ. Ông bèn khẩn cầu cha xin cho ông được chuyên học y. Cha ông không biết làm thế nào, chịu cho ông làm theo nguyện vọng. Sau mười mấy năm học tập khắc khổ, năm trên 30 tuổi, ông là một thầy thuốc nổi tiếng vùng mình ở.

Trong quá trình mấy mươi năm hành nghề và duyệt đọc sách y cổ điển,  ông phát hiện rằng sách bản thảo xưa còn có nhiều sai lầm nên quyết tâm  biên soạn lại một bộ sách‘bản thảo’. Năm 35 tuổi, ông sắp xếp chương trình công tác, sưu tập cùng khắp, rộng rãi, đọc một số lượng lớn sách tham khảo,  bắt đầu biên soạn sách ‘Bản thảo cương mục’. Để biết rõ hình trạng, tính chất, mùi vị, công hiệu, v.v… của một số dược vật, ông mang giỏ thuốc, dắt  con và đồ đệ Bàng Khoang ‘tìm hỏi bốn phương’, đi qua vô số thâm sơn cùng  cốc, trải 27 năm nỗ lực lao động gian nan khó nhọc, trước sau sửa đổi bản  thảo ba lần, sau cùng mới hoàn thành bộ sách lớn dược vật học vang danh trong  và ngoài nước này vào năm 1578. Lúc này, ông đã 61 tuổi.  Năm 1596, cũng là năm thứ ba sau khi ông qua đời, bộ sách ‘Bản thảo  cương mục’ chính thức ra đời tại Kim Lăng (nay là Nam Kinh), lập tức cả nước được tin, giới y gia xem là của báu, tranh nhau mua sách. Không lâu  sau, sách lưu truyền khắp thế giới. Bộ sách này chẳng những là một cống hiến to lớn cho sự phát triển ngành dược vật học Trung quốc, mà còn có ảnh  hưởng sâu xa đến sự phát triển các ngành y học dược học, thục vật học, động  vật học, khoáng vật học, hóa học của thế giới. Ông cũng nghiên cứu về mạch học và kỳ kinh bát mạch, có viết các quyển ‘Tần Hồ mạch học’ và ‘Kỳ kinh bát mạch khảo’ đều được lưu truyền của y gia hậu thế. Ông mất năm 1593, hưởng thọ 75 tuổi.

- LÝ THỰC 里实

Còn gọi là nội thực. ➊ Ngoại tà hóa nhiệt nhập lý, kết ở Trường Vị. Là chứng phủ thực. Xuất hiện các chứng trạng sốt cao, phiền khát, đau bụng, tiện bí… ➋ Từ để chỉ bên trong cơ thể bị khí huyết uất kết, đờm đình tụ, thực trệ, trùng tích…

- LÝ THƯƠNG TỤC ĐOẠN 理伤续断

Phương pháp điều trị các bệnh về xương trong ngoại khoa.

- LÝ TRUNG 理中

Phương pháp điều lý Tỳ Vị, vì Tỳ Vị ở trung tiêu. Nói chung chỉ chứng Tỳ Vị hư hàn. Điều trị bằng phép ôn trung khu hàn.

- LÝ TRUNG TỬ 李中梓

1588 – 1655. Đời Minh, Trung quốc. Lý Trung Tử, tự Sĩ Tài, hiệu Niệm Nga, người Giang Tô, Nam Hối, nay là Thượng Hải), là thày thuốc nổi tiếng cuối đời Minh đầu đời Thanh. Ông là con nhà quan quyền, cha là Lý Thượng Cổn, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 17 (1589) thi đỗ tiến sĩ, nhận chức Binh bộ triều Minh. Ông thông minh hiếu học, thuở nhỏ học nghiệp Nho. Năm 12 tuổi, thi khoa thần đồng được giải quán quân. Về sau, vì cha mẹ mắc bệnh gặp lang băm trị liệu sai lầm, bản thân ông cũng yếu ớt nhiều bệnh nên ông quyết tâm học y.  Quan điểm học thuật của ông là xem trọng tác dụng của Tỳ Thận và sự thăng giáng của thủy hỏa âm dương. Ông đưa ra quan điểm ‘Thận là gốc của tiên thiên, Tỳ là gốc của hậu thiên’, ‘khí huyết đều trọng yếu như nhau, mà bổ khí trước khi bổ huyết; âm dương đều nhu yếu như nhau, mà dưỡng dương trước khi bổ âm’. Quan điểm này luôn được y gia hậu thế xem trọng và kính cẩn noi theo. Để phát huy kiến giải học thuật của mình, ông cần cù suốt đời viết sách, trong số có hai sách tiêu biểu: ‘Nội kinh tri yếu’, ‘tông tất độc’. Ngoài ra, còn có ‘Thương hàn quát yếu’, ‘Lôi Công bào chế dược tính giải’, ‘San bổ di dinh vi luận’, ‘Sĩ Tài tam thư’ hơn 10 chủng loại. Ông mất năm 1655, hưởng thọ 67 tuổi. Nội kinh tri yếu, Thương hàn quát yếu, Sĩ Tài tam thư, Y tông tất độc… là các sách giáo khoa y học rất giá trị.

 - LỴ PHONG痢风

Sau khi mắc bệnh lỵ bị chứng hạc tất phong.

- LỴ TẬT 痢疾

Bệnh nhiễm trùng đường ruột. Trên lâm sàng thấy đau bụng, nặng trằn hậu môn, đại tiện ra mủ máu, số lần đại tiện thì nhiều nhưng lượng bài tiết ra ít, ra nhớt nhầy hoặc mủ máu. Nguyên nhân thường do thấp tà, hoặc khí dịch độc, bên trong do ăn uống các thức ăn sống lạnh không sạch; đến nỗi thấp nhiệt nung nấu ở trong đường ruột mà gây nên.

Sản phẩm liên quan
Chia sẻ:
Bài viết khác
Go Top
0