Những nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng
cây Trinh Nữ Hoàng Cung
Lương y Nguyễn Công Đức
Nguyên Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM
Trong buổi tọa đàm tại Tòa soạn báo Khoa học Phổ thông “Đã có những nghiên cứu gì về cây Trinh nữ hoàng cung” trong số báo 808 năm 1998 trang 8 có bài viết của nhóm phóng viên công nghiệp thực hiện: Hiện diện tại buổi tọa đàm có 4 nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung:
- Nhóm của GS.TS Đỗ Tất Lợi, PGS Nguyễn Thị Ngọc Trâm.
- Viện sinh học Nhiệt Đới, nhóm của GS.TS Nguyễn Công Hào phó viện trưởng xác định tập trung vào những vấn đề cơ bản: Từ thành phần hóa học cho đến trồng trọt, giống…nhằm xác định cơ sở khoa học lý giải cho các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
- Nhóm nghiên cứu của khoa Dược trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 1995 đến nay đã có nhiều kết quả giá trị. Trinh nữ hoàng cung cũng là đề tài luận văn Tiến sĩ dược học của Dược sĩ Võ Thị Bạch Huệ đang tiến hành lâu nay.
- Một nhóm khác mới tham gia nghiên cứu Trinh nữ hoàng cung từ năm 1996, đó là nhóm nghiên cứu hợp chất tự nhiên của bộ môn hóa hữu cơ – Khoa học công nghệ hóa học và Dầu Khí trường Đại học Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh
……….. Lương y Nguyễn Công Đức- Khoa Y học cổ truyền – Đại Học Y Dược TP.HCM nêu kinh nghiệm khá bài bản:
- Từ 8 năm nay ông đã dùng Trinh nữ hoàng cung để chữa trị cho bệnh nhân có hiệu quả trong các trường hợp Ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến và kể cả các trường hợp loét Dạ dày tá tràng, Phong thấp…Ông ghi nhận đã có trường hợp phụ nữ có thai dùng Trinh nữ hoàng cung để chữa trị u vú bị sảy thai … và có 1 bài viết riêng về kinh nghiệm sử dụng Trinh nữ hoàng cung trong bài báo này.
Theo Vân Nam Tỉnh Dược Tài công ty 1993 – Vân Nam Trung Dược Tư Nguyên Danh Lục – Khoa học xuất bản xã ở Vân Nam, Trung Quốc, người ta gọi Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) là Tây Nam Văn Thù Lan. Lá của nó có vị cay, tính mát, ít độc, được dùng như lá Văn Thù Lan, tức Náng hoa trắng (Crium asiaticum L. Var. Sinicum (Roxb.) Baker.). Có tác dụng hành huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt giải dộc, thông lạc hoạt huyết. Dùng trị mụn nhọt lở độc, đòn ngã, viêm tuyến sữa, lở trĩ và bệnh đậu mùa hay thủy đậu gây nên mụn nước mẩn thành từng mảng hình dải. Có nơi còn dùng trị ung thũng sang độc, đòn ngã gãy xương, đau đầu và đau khớp xương. Để dùng ngoài, người ta giã đắp, giã lấy dịch xoa, sao nóng đắp tại chỗ hoặc nấu nước rửa. Uống trong lấy lá tươi nấu nước từ 20-40gr chia nhiều lần trong ngày. Như vậy, cây Náng được sử dụng ở nước ngoài với nhiều công dụng trị bệnh khác nhau, nó tán được ứ, tiêu thũng, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc nên khi dùng làm tan u nhọt là có cơ sở.
Theo các tài liệu như Planta Medica 1983, Blasco 1988, cây thuốc có ở Việt Nam về tác dụng trị đau nhức, thấp khớp cũng như tính kháng ung thư trên thực nghiệm thì cây Náng hoa trắng (C. asiaticum L.) mạnh hơn cây Trinh nữ hoàngcung(C.latifolium L.) Tuy vậy, chúng ta chỉ nên dùng những dạng Trinh nữ hoàng cung theo hình mà không được uống lá Náng hoa trắng vì sẽ bị ói và chóng mặt. Nên uống lá Trinh nữ hoàng cung sau khi đã ăn no. Phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ sẩy thai. Các dạng bệnh: U xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, u ở vú, khối u ở cổ, bướu cổ viêm họng, viêm loét dạ dày tá tràng, phong thấp, mụn nhọt… dùng lá Trinh nữ hoàng cung uống đều có kết quả.
Đối với các bệnh ung thư khi dùng lá Trinh nữ hoàng cung thường ở giai đoạn cuối nên không có kết quả. Với các bệnh được phát hiện sớm có dùng lá Trinh nữ hoàng cung nhưng đa số các thầy thuốc lại phối hợp với các dược liệu khác nên việc đánh giá thiếu trung thực.
Cách dùng: Lá tươi tốt nhất. Dùng 3 lá tươi Trinh nữ hoàng cung dài 5 tấc, rửa sạch, thái nhỏ. Sắc với 2 chén nước còn lại nửa chén. Chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.
- Lá khô (cần nhất khi thu hái trước khi phơi phải chần qua nước sôi rồi lấy ra ngay) phơi sẽ mau khô, chất lượng thuốc tốt.Mỗi ngày dùng 20 gr lá khô, cách sắc và uống như trên.
- Thời gian điều trị (theo kinh nghiệm của Đông y, ứng dụng có hiệu quả).
- Nữ : 49 ngày uống liên tục.
- Nam: 64 ngày uống liên tục chứ không nghỉ nửa chừng.Để đề phòng bị yếu sinh lý bởi sự tương tác giữa thuốc với bệnh nhân nam bị u xơ tiền liệt tuyến thì thêm cành lá cây đinh lăng, lá nhỏ (Tieghemopanax fruticosus L.) tươi 50gr, khô 20gr sắc chung với láTrinh nữ hoàng cung, đổ nước ngập dược liệu. Sắc còn nửa chén chia 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc hiệu nghiệm với các khối u và ung thư (K.cổ tử cung, K. gan, K. phổi, K. đại tràng… Các khối u nội tạng, tiền liệt tuyến, u lộ bên ngoài ở mọi vị trí trên người):
- Lá Trinh nữ hoàng cung (khô) 20g
- Lá Đu đủ (khô) 50g
- Nga truật (giã nát) 20g
- Xuyên điền thất giã nát 10g (sâm Tam thất)
Sắc với 3 chén nước (600ml) còn lại 1 chén thuốc (200ml), chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.